Trụ sở chính: 148 Phan Xích Long, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

TIN TỨC

Một số chứng nhận bền vững trong ngành xây dựng kết cấu thép

08-09-2023

Trong thời đại mà các mối quan tâm về môi trường được đặt lên hàng đầu trong ý thức toàn cầu, ngành xây dựng đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động bền vững. Do kết cấu thép đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng, việc đảm bảo xây dựng các tiêu chuẩn bền vững cho kết cấu thép đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ tìm hiểu về một số chứng nhận bền vững sử dụng trong xây dựng kết cấu thép.

1. Kết cấu thép bền vững

Tính bền vững luôn là một trong những mối ưu tiên hàng đầu trong ngành xây dựng. Để đánh giá một công trình kết cấu thép có bền vững hay không, ta phải xem xét nhiều khía cạnh. Thứ nhất, công trình phải đáp ứng yêu cầu không tiêu tốn nguyên vật liệu, năng lượng và không gian. Thứ hai, công trình có sức chống chịu cao dưới tác động thời tiết, địa hình khắc nghiệt và thiên tai. Cuối cùng, công trình đó có thể được tái sử dụng và tái chế, và không gây ô nhiễm cho môi trường sau khi hết vòng đời.

Kết cấu thép
Kết cấu thép

2. Chứng nhận bền vững cho công trình kết cấu thép

Hiện nay có nhiều chứng nhận bền vững cho công trình kết cấu thép. Dưới đây là một số chứng chỉ được sử dụng phổ biến:

2.1 Chứng nhận LEED

LEED là một chương trình chứng nhận do Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC) phát triển nhằm công nhận các tòa nhà và cộng đồng được thiết kế, xây dựng, bảo trì và vận hành tập trung vào tính bền vững. Chứng nhận cung cấp khuôn mẫu nhằm đảm bảo các chủ sở hữu và nhà điều hành công trình tuân thủ các chiến lược xây dựng và thực hành công trình xanh.

Chứng nhận LEED được xây dựng dựa trên hệ thống tính điểm. Các công trình sẽ tích điểm dựa trên các hạng mục khác nhau như Năng lượng và Khí quyển, Vật liệu và Tài Nguyên, Chất lượng môi trường tòa nhà, Địa điểm bền vững, và Hiệu quả sử dụng nước. Số điểm tích lũy của công trình sẽ được sử dụng để xác định cấp độ chứng nhận: Chứng nhận Bạc, Vàng hoặc Bạch kim.

Chứng nhận LEED
Chứng nhận LEED

2.2 Chứng nhận BREEAM

BREEAM là một phương pháp đánh giá tính bền vững của các công trình được phát triển bởi Cơ sở nghiên cứu tòa nhà (BRE) tại Vương quốc Anh. BREEAM được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu và các nơi khác trên thế giới nhằm đánh giá hoạt động môi trường của các tòa nhà.

Chứng nhận BREEAM được xây dựng dựa trên hệ thống tính điểm, trong đó các tòa nhà được tính điểm ở nhiều hạng mục khác nhau như Năng lượng, Sức khỏe và An sinh, Sử dụng đất và Sinh thái, Vật liệu, Quản lý, Ô nhiễm, Giao thông vận tải và Nước. Số điểm tích lũy của công trình sẽ được sử dụng để xác định mức độ chứng nhận: Đạt, Tốt, Rất Tốt, Xuất sắc hoặc Cực kỳ xuất sắc.

Chứng nhận BREEAM
Chứng nhận BREEAM

2.3 Green Star

Green Star là một hệ thống đánh giá tính bền vững được phát triển bởi Hội đồng Công trình Xanh Úc (GBCA) được sử dụng để đánh giá hoạt động môi trường của các tòa nhà và khu dân cư tại Úc và New Zealand. Hệ thống đánh giá các tòa nhà và khu dân cư dựa trên nhiều yếu tố môi trường như hiệu quả năng lượng, tiết kiệm nước, chất lượng không khí trong nhà và vấn đề sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường.

Chứng nhận Green Star cũng được xây dựng dựa trên hệ thống tính điểm, với các tòa nhà và khu dân cư tích điểm dựa trên các hạng mục như Năng lượng, Nước, Vật liệu, Chất lượng Môi trường Trong nhà, Đổi mới và Quản lý Môi trường. Số điểm tích lũy được sử dụng để xác định mức chứng nhận của công trình: 4 Sao, 5 Sao hoặc 6 Sao.

Hệ thống Green Star
Hệ thống Green Star 

2.4 Chứng nhận Living Building Challenge

Living Building Challenge (LBC) là một chương trình chứng nhận được phát triển bởi Học viện International Living Future (ILFI) nhằm thúc đẩy sự phát triển của các công trình bền vững. Nguyên tắc của chương trình chứng nhận không chỉ dựa trên việc tạo ra các công trình bền vững mà còn đòi hỏi mang lại lợi ích về sức khỏe và phúc lợi cho người dân sinh sống và làm việc tại tòa nhà và lợi ích cho môi trường xung quanh đó.

Chứng nhận Living Building Challenge dựa trên 7 khía cạnh, hay còn gọi là "cánh hoa": Địa điểm, Nước, Năng lượng, Sức khỏe và Hạnh phúc, Vật liệu, Bình đẳng và Vẻ đẹp. Để đạt được chứng nhận, một tòa nhà hoặc cộng đồng phải đáp ứng một bộ tiêu chuẩn hoạt động nghiêm ngặt trong từng lĩnh vực bao gồm các yêu cầu về sử dụng nước và năng lượng bằng không, sử dụng vật liệu không độc hại và có nguồn gốc địa phương cũng như tạo ra các không gian thúc đẩy sức khỏe và hạnh phúc.

Chứng nhận Living Building Challenge
Chứng nhận Living Building Challenge

Trên đây là một số chứng nhận bền vững được sử dụng trong xây dựng các kết cấu thép. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Truy cập trang web của BMB Steel để đọc thêm về nhà thép tiền chế và cấu trúc thép. Bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu tư vấn thiết kế và xây dựng nhà thép.

BÀI MỚI NHẤT
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/01/9141/mong-bang-nha-3-tang-3-bien-tap-bmb-steel.jpg
3 tháng trước
Khi bước vào quá trình xây dựng một ngôi nhà 3 tầng, việc lựa chọn và thiết kế móng công trình là một trong những bước quan trọng nhất quyết định đến sự an toàn. "móng băng" nổi bật lên như một lựa chọn tốt
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/01/9126/mong-bang-nha-2-tang-10-bien-tap-bmb-steel.jpg
3 tháng trước
Móng băng là một trong những loại móng được sử dụng phổ biến nhất trong xây dựng nhà ở, nhà xưởng, cũng như các ngôi nhà 2 tầng. Móng băng nhà 2 tầng có cấu tạo đơn giản, thi công dễ dàng và chi phí hợp lý
https://bmbsteel.com.vn/storage/2023/09/8575/qua-trinh-xay-dung-benh-vien-pathein-myanmar.png
7 tháng trước
Nhờ những tiện ích mà nó đem lại, ngày nay các cấu trúc thép được ứng dụng phổ biến trong xây dựng các cơ sở y tế. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu rõ hơn về những ứng dụng này.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2023/09/8524/he-thong-lien-ket-trong-ket-cau-thep.png
7 tháng trước
Nhà thép tiền chế được cấu thành từ nhiều cấu kiện thép khác nhau thông qua hệ thống các liên kết. Bài viết dưới đây sẽ thảo luận về sự khác nhau giữa liên kết khớp và liên kết cứng trong kết cấu thép
https://bmbsteel.com.vn/storage/2023/09/8516/ng-dung-cua-ket-cau-thep-trong-cong-trinh-cao-tang.png
7 tháng trước
Các công trình nhà cao tầng có hệ thống khung thép đa dạng. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu một số khung thép phổ biến được sử dụng trong các công trình nhà cao tầng.
Bình luận (0)
HOTLINE
(+84) 767676170
CONTACT US
NOW