TRUYỀN THÔNG

TIN TỨC

Các loại móng đào thường dùng cho khung nhà thép và cách xây dựng

12-01-2022

Móng là một phần không thể thiếu của một công trình xây dựng nhà xưởng. Móng càng bền thì công trình đó càng chắc chắn. Cùng tìm hiểu về móng đào nhà thép tiền qua bài viết sau đây.

1. Các loại móng đào được dùng nhiều nhất hiện nay

1.1 Móng đào thép

Đây là một cấu tạo gồm các dầm móng (giằng móng) được sắp xếp thành 1 hoặc 2 tầng tạo thành một lưới dầm, sau đó cho một lớp bê tông ở bên dưới và bao quanh lưới dầm. Kết cấu như trên giúp cho liên kết móng chắc chắn hơn, chịu được tải trọng lớn và đáp ứng được nhiều loại nền đất khác nhau.

Móng đào thép được sử dụng rất phổ biến hiện nay
Móng đào thép được sử dụng rất phổ biến hiện nay

Khi xây dựng, khoảng cách được khuyến cáo giữa 2 dầm liên tục là 8 cm. Bên ngoài các cạnh dầm cần phải được phủ một lớp sơn bảo vệ để tránh bị ăn mòn làm ảnh hưởng chất lượng công trình. Lớp bê tông bên dưới dầm không được nhỏ hơn 15 cm.

1.2 Móng đào gỗ

Móng đào gỗ thích hợp cho những địa điểm có nền đất mềm xốp hay bị ngập nước. Do chất liệu gỗ nhẹ hơn bê tông và để giảm thiểu trọng lượng đất ở mức 5,5 tấn/m2 thì một bệ gỗ sẽ thay thế lớp bê tông đặt bên dưới lưới dầm. 

Các bệ gỗ trên thường được cấu tạo từ các tấm ván dày từ 8 đến 10 cm và được xếp chồng lên nhau thành hai lớp, một lớp dọc và lớp kia xuyên tường; cao hơn lớp móng ở mỗi bên từ 45 đến 60 cm.

Móng đào gỗ thường dùng ở khu vực đất mềm xốp
Móng đào gỗ thường dùng ở khu vực đất mềm xốp

Tùy thuộc vào tải trọng công trình và điều kiện đất ở vị trí xây dựng mà có thể đặt thêm các tấm ván dày từ 5 cm đến 10 cm ở tầng dưới cùng. 

2. Ưu điểm của móng đào dạng lưới

Thời gian cần thiết cho việc lắp đặt và đúc móng đào dạng lưới tương đối ít hơn so với nền móng thông thường.

Nền móng đào dạng lưới có khả năng chịu được tải trọng lớn hơn và trên một diện tích rộng hơn.

Những nền móng này được sử dụng để xây dựng các cấu trúc quan trọng như trụ cột và giàn giáo.

Hạn chế đào quá sâu ở khu vực đất mềm và độ sâu của móng có thể được giới hạn trong khoảng từ 1 - 1,5 m.

3. Xây dựng móng nhà thép tiền chế

3.1 Xây dựng móng băng

Móng băng chạy dọc chân cột giúp đỡ hệ thống tường bên trên
Móng băng chạy dọc chân cột giúp đỡ hệ thống tường bên trên
  • Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, cấu kiện cũng như san lấp mặt bằng, sẵn sàng cho quá trình thi công công trình.
  • Đánh dấu các vị trí cần đào móng theo sơ đồ thiết kế, dọn dẹp vệ sinh và kiểm tra nền đất tại đó, tránh bị đọng nước; tiến hành đào móng.
  • Gia công móng bằng các thanh thép đã chọn trước đó, nối chúng lại với nhau bằng cách buộc hoặc hàn. Sắp xếp đúng kỹ thuật để móng được chắc và đảm bảo.
  • Lựa chọn cốp pha cho hợp lý, dựng khung và tiến hành đổ cốp.
  • Kiểm tra chân móng có đạt tiêu chuẩn chưa, sau đó tiến hành đổ từng lớp bê tông vào.
  • Kiểm tra, đánh giá và theo dõi công trình thực hiện để kịp thời đưa ra biện pháp giải quyết hợp lý.

3.2 Xây dựng móng đơn

Công tác chuẩn bị để xây dựng móng đơn cũng tương tự như móng băng. Dựa vào hồ sơ thiết kế để đánh dấu vị trí dựng móng và tiến hành gia cố nền đất sao cho luôn khô ráo. Sau đó dùng máy dầm để hỗ trợ làm phẳng bề mặt của hố đã đào bằng đất hoặc đá.

Móng đơn thường có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật
Móng đơn thường có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật

Để tránh móng bị biến dạng bởi các yếu tố bên ngoài khác, đổ một lớp bê tông vào hố để cố định.Quy trình gia công cốt thép cũng cần được chú ý và tính toán kỹ lưỡng. Kiểm tra phần chân và vữa bê tông trước khi đổ bê tông móng. Cuối cùng, tháo cốp pha sau một thời gian và thực hiện bảo dưỡng móng bằng những phương pháp phù hợp.

3.3 Xây dựng móng bè

Các bước chuẩn bị cũng giống như quá trình xây các loại móng khác. Ở loại móng này, sau khi đào hố móng tại các vị trí đã được trình bày trên hồ sơ thiết kế, công nhân cần phải đổ bê tông theo từng lớp có độ dày thích hợp từ khoảng 20 đến 30 cm. Chờ một khoảng thời gian sau đó thực hiện công tác bảo dưỡng bằng nước hoặc che chắn bê tông,... 

Móng bè phân bố đều tải trọng của công trình cho toàn bộ nền
Móng bè phân bố đều tải trọng của công trình cho toàn bộ nền

Qua bài viết trên BMB Steel hy vọng đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về các loại móng thường được dùng cho khung nhà thép và cách xây dựng chúng. Nếu muốn xem thêm các bài viết về nhà thép tiền chế hoặc kết cấu thép, vui lòng truy cập vào website của chúng tôi.

 

>>>Xem thêm: Xây dựng nhà xưởng trên đất thổ cư có hợp pháp không?

BÀI MỚI NHẤT
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/12/10761/roof-skirt-6.jpg
3 tuần trước
Diềm mái tôn là gì? Các loại diềm mái tôn phổ biến, ứng dụng của chúng trong xây dựng. Xem ngay báo giá để lựa chọn loại phù hợp cho công trình của bạn.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/12/10683/cau-truc-la-gi-1.jpg
4 tuần trước
Tìm hiểu cầu trục là gì, các bộ phận chính, phân loại, ưu điểm, cách bảo dưỡng thiết bị để đảm bảo an toàn, nâng cao tuổi thọ, tăng hiệu suất hoạt động.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/12/10646/prefabricated-wall-4.png
1 tháng trước
Vách nhà tiền chế là giải pháp xây dựng nhanh, tiết kiệm chi phí, bền vững, dễ dàng lắp đặt và bảo trì. Cùng tìm hiểu vật liệu làm vách ngăn tiền chế tại đây!
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/12/10590/nha-tien-che-1-mai-4.jpg
1 tháng trước
Khám phá ngay top 10 mẫu nhà tiền chế 1 mái độc đáo, tiết kiệm chi phí. Lựa chọn kiểu nhà phù hợp với nhu cầu sử dụng, đảm bảo tính thẩm mỹ cho tổ ấm của bạn.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/11/10514/does-a-prefabricated-house-need-a-building-permit-1.png
1 tháng trước
Nhà tiền chế có cần xin giấy phép xây dựng không? Tìm hiểu quy định pháp luật về thủ tục và điều kiện khi xây dựng nhà tiền chế tại Việt Nam. Xem ngay!
Bình luận (0)
HOTLINE
(+84) 767676170
CONTACT US
NOW