Trụ sở chính: 148 Phan Xích Long, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

TIN TỨC

Lưu ý quan trọng khi xây dựng nhà xưởng đạt tiêu chuẩn cao

06-26-2021

Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh, việc xây dựng văn phòng, nhà máy, nhà xưởng thép tiền chế... ngày càng được chú trọng. Vấn đề an toàn trong khi thi công nhà xưởng được quan tâm hàng đầu. Vậy làm sao để quá trình thi công, xây dựng nhà xưởng vừa an toàn vừa tiết kiệm, đạt tiêu chuẩn cao. Hãy cùng BMB Steel tìm hiểu những lưu ý khi xây dựng nhà xưởng sau đây.

1. Quy trình xây dựng nhà xưởng chi tiết

Quy trình xây dựng nhà xưởng chi tiết

Quy trình xây dựng nhà xưởng đầy đủ và chi tiết bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ pháp lý

Xin giấy phép xây dựng, đảm bảo tuân thủ các quy định và quy hoạch.

  • Bước 2: Lập kế hoạch và thiết kế

Xác định mục tiêu, yêu cầu kỹ thuật và lập kế hoạch chi tiết.

  • Bước 3: Chuẩn bị mặt bằng

San lấp, chuẩn bị đất đai và cơ sở vật chất.

  • Bước 4: Thi công móng và khung nhà xưởng

Xây dựng nền móng vững chắc, lắp đặt khung thép hoặc bê tông cốt thép.

  • Bước 5: Xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng

Thi công hệ thống điện, nước, PCCC và các thiết bị cần thiết.

  • Bước 6: Hoàn thiện và nghiệm thu

Kiểm tra chất lượng công trình, hoàn thiện các hạng mục và tiến hành nghiệm thu.

Mỗi bước cần được thực hiện cẩn thận, tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn xây dựng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của công trình.

2. Trong quá trình xây dựng nhà xưởng cần lưu ý điều gì?

Trong quá trình xây dựng nhà xưởng cần lưu ý điều gì?

2.1 Khẩu độ trong xây dựng

Khẩu độ trong xây dựng là khoảng cách từ mép cột này sang mép kia hay còn định nghĩa khác là độ rộng của nhà xưởng.

Tùy vào diện tích đất và nhu cầu sản xuất mà khẩu độ xây dựng của doanh nghiệp sẽ khác nhau. Ví dụ: khẩu độ 15, 20, 30,...

2.2 Khẩu độ nhà xưởng

Khẩu độ nhà xưởng là khoảng cách của mép cột biên bên phải đến mép cột biên bên trái tính theo chiều ngang của xưởng hay còn gọi là độ rộng của xưởng. Khẩu độ nhà xưởng cũng như khẩu độ trong xây dựng được tính toán với nhiều kích thước khác nhau như 15m, 20m, 25m,...

2.3 Vị trí nhà xưởng

  • Khuyến cáo nên chọn vị trí thông thoáng, thoáng mát để tránh ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và bảo vệ môi trường.
  • Nên chọn vị trí xung quanh có nhiều cây xanh để cho không khí trong lành.
  • Xác định quy mô, diện tích nhà xưởng.
  • Bố trí tổng mặt bằng phù hợp với sơ đồ công nghiệp hiện tại và kế hoạch mở rộng của chủ đầu tư.
  • Lựa chọn những vị trí sau này có thể mở rộng quy mô nhà xưởng.
  • Vị trí xây dựng nhà xưởng thuận lợi trong giao thông vận tải, khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu, và sự phù hợp với quy hoạch đô thị.

2.4 Tiêu chuẩn thiết kế trong thi công xây dựng nhà xưởng

Việc xác định vị trí xây dựng nhà xưởng cũng cần phải được tính toán thật kỹ để tránh sau này muốn mở rộng quy mô và đặc biệt phải tuân thủ theo các quy định trong bộ tiêu chuẩn xây dựng công nghiệp như sau:

Quy chuẩn xây dựng VN tập 1 do Bộ Xây Dựng ban hành, kèm quyết định số 682/BXD-CSXD ra ngày 14/12/1996.

Quy chuẩn xây dựng VN tập 2,3 do Bộ Xây Dựng ban hành, kèm quyết định số 439/QĐ-BXD ra ngày 25/09/1997.

Tiêu chuẩn theo từng hạng mục: 

Nền móng

  • Nền móng được xây dựng theo tiêu chuẩn TCVN 2737 :1995.
  • Khu vực nền móng phải ép cọc khoan phải nhồi chắc chắn.
  • Độ cao của móng phải thấp hơn mặt nền.
  • Móng cần được đặt cần có tạo khe giãn nở.
  • Vật liệu: bê tông, nền lát gạch xi măng,... 

Mái, cửa mái

  • Mái nhà được thiết kế với độ dốc phụ thuộc vào chất liệu làm mái.
  • Nhà xưởng có mái dốc nhỏ hơn 8% cần thiết kế khe nhiệt bê tông.
  • Cửa mái được thiết kế kết hợp với hệ thống thông gió, lấy sáng và không được rộng quá 84m.
  • Cửa mái cần phải được lắp kính thẳng đứng.

Tường, vách ngăn

Có các loại: tường chịu lực, tường chèn khung,... Tường có thể được làm từ gạch, đá, tấm amiang,… Các loại tường gạch có yêu cầu phải sử dụng lớp chống thấm. Tường giữa các phân xưởng cần được lắp đặt dễ cho việc tháo lắp để đáp ứng yêu cầu thay đổi kết cấu, sửa chữa máy móc. 

Cửa sổ, cửa đi

  • Cửa sổ và cửa đi bắt buộc phải thu được ánh sáng và thông gió tốt. 
  • Cửa sổ có chiều cao không quá 2.4m
  • Đối với chống gió bão, các cửa sổ có kính sẽ được lắp cao hơn 2.4m, có khung cố định. 

Ngoài các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng, bạn cũng cần hướng đến sự hiệu quả và linh hoạt. Điều này bao gồm việc tối ưu hóa không gian làm việc, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho công nhân, cũng như sự linh hoạt để có thể thích ứng với sự thay đổi trong quy mô sản xuất hoặc công nghệ trong tương lai.

2.5 Kết cấu nhà xưởng

Mỗi nhà xưởng đều có kết cấu không gian riêng và mỗi không gian đảm nhận những chức năng riêng biệt chính vì thế nên khách hàng cần phải thiết kế sao cho phát huy đúng chức năng nhiệm vụ của mình.

2.5.1 Hệ thống trần nhà 

Việc lắp dựng phần mái trần nhà được tiến hành sau khi phần lắp dựng khung chính đã hoàn thành và căn chỉnh chính xác. Các bu lông các thanh giằng đã được bắt chặt. Trong quá trình thi công xây dựng nhà xưởng, hệ thống trần nhà khách hàng cần phải lưu ý đặc biệt đến các mối nối của bông cách nhiệt thẳng không bị co kéo, không bị nhăn. Đảm bảo độ bền của trần nhà.

2.5.2 Hệ thống móng nhà

  • Móng là kết cấu quan trọng nhất của bất kỳ công trình thi công nào.
  • Khi xây dựng thiết kế móng cần đặc biệt lưu ý thể hiện các thông số kỹ thuật.
  • Các vật liệu để làm móng phải đủ đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo TCVN và quốc tế
  • Lưu ý trong việc chọn vị trí đặt móng, với từng loại nền đất khác nhau mà ta có cách chọn loại móng khác nhau: với nhà xưởng được xây dựng trên nền đất yếu, đất bùn thì nên sử dụng giải pháp cọc ép , cọc khoan nhồi,... còn với nhà xưởng được xây dựng trên nền đất cứng thì cứ xây móng bình thường.

2.5.3 Hệ thống cửa

  • Lắp dựng hệ thống cửa cũng rất quan trọng.
  • Phải đảm bảo cửa được lắp chắn chắn vào tường, dễ mở. Kỹ thuật lắp đặt cửa phải hết sức cẩn thận.
  • Lắp cửa không cẩn thận, không đúng thì sau khi hoàn thành xong cửa sẽ bị nghiêng hoặc bị rớt cửa ra khỏi ray chạy.

2.5.4 Hệ thống tường vách ngăn

Hệ thống tường vách ngăn cũng phải thiết kế và thi công vô cùng tỉ mỉ, đảm bảo độ vững chắc của nhà xưởng. Đảm bảo công việc của bên xây dựng và bên lắp đặt nhà thép tiền chế được ăn khớp.

2.5.5 Hệ thống thông gió

Hệ thống đảm bảo cho việc lưu thông không khí ổn định. Hệ thống có thể được lắp đặt trên trần nhà, mái nhà hoặc tầng hầm các nhà máy sản xuất, lọc hóa dầu,... Lưu ý thiết yếu khi lắp đặt hệ thống thông gió: tính lưu lượng gió cần cấp và hút là bao nhiêu để lắp đặt hệ thống phù hợp nhất. Nếu không gian lắp đặt không đủ thì các cửa gió có thể tăng kích thước lên, chọn loại quạt có tiếng ồn thấp để nhà xưởng không bị ồn ảnh hướng đến quá trình làm việc sản xuất.

2.5.6 Hệ thống ánh sáng

Hệ thống chiếu sáng là một phần rất quan trọng trong nhà xưởng. Tùy vào từng loại nhà xưởng khác nhau mà mức độ yêu cầu chiếu sáng khác nhau. Đối với từng khu vực như nhà kho, khu vực chung, khu vực sản xuất,... khi thiết kế cần nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm của nhà xưởng mà lựa chọn độ sáng phù hợp.

Lựa chọn chiếu sáng phù hợp cho từng khu vực theo TCVN 7114-2008. Nên tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Nên lựa chọn loại đèn led sẽ tiết kiệm chi phí và điện năng, hiệu quả chiếu sáng cũng cao hơn.

3. Chi phí và ngân sách xây dựng nhà xưởng

Chi phí và ngân sách xây dựng nhà xưởng

Chi phí và ngân sách xây dựng nhà xưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô dự án, vật liệu xây dựng, thiết kế kỹ thuật, và chi phí nhân công. Việc lập ngân sách cần tính đến cả chi phí trực tiếp (vật liệu, nhân công) và gián tiếp (quản lý dự án, pháp lý). Cần thực hiện bước đánh giá chi phí chi tiết để tránh phát sinh không đáng có, đồng thời tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm chi phí mà không ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

4. Lựa chọn nhà thầu và quản lý dự án

Lựa chọn nhà thầu và quản lý dự án xây dựng nhà xưởng

Khi lựa chọn nhà thầu xây dựng nhà xưởng, cần xem xét các tiêu chí sau:

4.1 Tiêu chí chọn nhà thầu uy tín

  • Kinh nghiệm và uy tín trên thị trường.
  • Khả năng tài chính và hệ thống quản lý chất lượng.
  • Dự án đã thực hiện và phản hồi từ khách hàng.
  • Tuân thủ pháp lý và quy chuẩn an toàn.

4.2 Quản lý chất lượng và tiến độ công trình

  • Thiết lập và giám sát kế hoạch, tiến độ thực hiện.
  • Kiểm tra định kỳ và đánh giá chất lượng công trình.
  • Phối hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các bên liên quan.
  • Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, đảm bảo dự án hoàn thành đúng hạn và đạt yêu cầu.

5. Pháp lý và quy định về xây dựng nhà xưởng

Trong việc xây dựng nhà xưởng, tuân thủ pháp lý và quy định là yếu tố không thể bỏ qua. Đầu tiên, cần phải xin giấy phép xây dựng từ cơ quan chức năng, đảm bảo rằng dự án tuân thủ quy hoạch và các tiêu chuẩn quy định. Các quy chuẩn về an toàn lao động phải được tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho công nhân. 

Pháp lý và quy định về xây dựng nhà xưởng

 

Ngoài ra, tiêu chuẩn môi trường cũng cần được xem xét, bao gồm việc xử lý chất thải và giảm thiểu ô nhiễm. Việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng giúp đảm bảo dự án không chỉ tuân thủ pháp luật mà còn tránh rủi ro pháp lý không mong muốn.

6. Bảo trì và quản lý nhà xưởng sau xây dựng

Bảo trì và quản lý nhà xưởng sau xây dựng

Bảo trì và quản lý nhà xưởng sau xây dựng là yếu tố then chốt đảm bảo hoạt động liên tục và hiệu quả:

6.1 Hướng dẫn bảo trì định kỳ:

  • Lập lịch bảo trì định kỳ cho từng bộ phận nhà xưởng.
  • Kiểm tra và bảo dưỡng máy móc, thiết bị, hệ thống điện và cơ sở hạ tầng.
  • Ghi chép và theo dõi quá trình bảo trì để kịp thời phát hiện và xử lý sự cố.

6.2 Quản lý và vận hành hiệu quả nhà xưởng:

  • Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng như ISO để kiểm soát và cải thiện quy trình làm việc.
  • Sử dụng phần mềm quản lý nhà xưởng để theo dõi tiến độ, quản lý kho và dòng chảy nguyên vật liệu.
  • Đào tạo và phát triển kỹ năng cho đội ngũ quản lý và nhân viên để nâng cao hiệu suất làm việc.

7. Đơn vị thi công nhà xưởng uy tín ở TPHCM

Đơn vị thi công nhà xưởng uy tín ở TPHCM

Nếu bạn còn đang thắc mắc về những lưu ý khi xây dựng nhà xưởng thì hãy đến với BMB Steel. BMB Steel cùng đội ngũ chuyên nghiệp sẽ giải đáp, tư vấn cho bạn một cách nhiệt tình và chu đáo nhất. Ngoài ra, BMB Steel cũng là 1 trong những đơn vị thi công kết cấu thép, nhà xưởng uy tín nhất ở Thành Phố Hồ Chí Minh khi liên tục phát triển trong và ngoài nước và nhận được nhiều sự tín nhiệm của các nhà đầu tư lớn. BMB Steel đã trở thành một cái tên được đông đảo các nhà đầu tư nghĩ đến khi muốn thi công nhà xưởng.

Nhà xưởng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Là trái tim của mọi hoạt động sản xuất và lưu trữ, nhà xưởng không chỉ giữ vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, việc xây dựng nhà xưởng không chỉ đòi hỏi sự cẩn trọng trong từng bước thiết kế và thi công, mà còn cần phải được tiếp cận một cách chuyên nghiệp. Sự chuyên nghiệp này không chỉ đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

BÀI MỚI NHẤT
https://bmbsteel.com.vn/storage/2023/09/8584/lien-ket-bu-long.png
7 tháng trước
Nhà thép tiền chế được cấu thành từ nhiều cấu kiện thép khác nhau thông qua hệ thống các liên kết. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về liên kết bu lông ứng dụng trong công trình nhà thép tiền chế.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2023/09/8564/cong-trinh-nha-thep-tien-che-an-tuong-do-bmb-steel-xay-dung.png
7 tháng trước
Chuyên gia tư vấn nhà thép tiền chế đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của công trình. Bài viết dưới đây sẽ thảo luận về tầm quan trọng đó.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2023/09/8549/cong-trinh-nha-thep-tien-che.png
7 tháng trước
Hiện nay có nhiều loại công trình nhà thép tiền chế khác nhau. Bài viết này sẽ thảo luận về một số mô hình công trình nhà thép tiền chế phổ biến.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2023/09/8496/ket-cau-nha-thep-tien-che-vung-chac-voi-lien-ket-chac-chan.png
7 tháng trước
Nhà thép tiền chế được cấu thành từ nhiều cấu kiện thép khác nhau thông qua hệ thống các liên kết. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về hệ thống liên kết ứng dụng trong công trình nhà thép tiền chế.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2023/09/8460/cong-trinh-nha-thep-tien-che-an-tuong.jpg
7 tháng trước
Quản lý chi phí đóng vai trò quan trọng xây dựng công trình nhà thép tiền chế. Bài viết dưới đây sẽ thảo luận về một số yếu tố chi phí xây dựng cũng như các chiến lược hiệu quả chi phí.
Bình luận (0)
HOTLINE
(+84) 767676170
CONTACT US
NOW