Trụ sở chính: 148 Phan Xích Long, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

TIN TỨC

Móng băng là gì? Cách bố trí, kết cấu thép móng băng

06-05-2021

Móng là nền tảng quan trọng giúp các công trình xây dựng vững chắc lâu bền. Móng băng là một trong các biện pháp thi công kết cấu móng hiệu quả, thông dụng nhất hiện nay. Vậy, móng băng là gì? Nên dùng kết cấu thép móng băng cho những loại công trình nào? Cấu tạo và ưu điểm? Hãy cùng BMB Steel tìm hiểu các thông tin về móng băng và biện pháp xây dựng kết cấu thép móng băng sau đây. 

1. Móng băng là gì?

Móng băng là loại móng thường được thiết kế có hình dạng một dải trải dài có thể dùng độc lập hoặc được bố trí giao nhau theo hình chữ thập dùng trong xây dựng. Mục đích của móng bằng là dùng để đỡ được toàn bộ kết cấu, trọng lượng của cả tòa nhà.

Thép móng băng là gì?

2. Cấu tạo của móng băng 

Cấu tạo của một móng băng cơ bản sẽ bao gồm các phần như sau:

  • Móng băng ngoài lớp bê tông lót móng còn có bản nền của móng chạy liên tục và có sự liên kết các móng thành một khối chung còn gọi là dầm móng.
  • Lớp bê tông lót dưới này có độ dày dày 100mm.
  • Kích thước của toàn bản móng phổ thông là 900-1200 x 350 (mm).
  • Kích thước của dầm móng ở mức phổ thông là: 300 x 500-700 (mm).
  • Thép của bản móng mức phổ thông là: Φ12a150.
  • Thép của dầm móng mức phổ thông là: thép dọc 6Φ(18-22) và thép đai móng Φ8a150 

3. Phân loại móng băng

Cấu tạo kết cấu thép móng băng

Cấu tạo kết cấu thép móng băng 

3.1 Phân loại móng băng theo phương

Phân theo phương thì cấu tạo móng băng thường được chia thành 2 loại sau đây:

  • Móng băng 1 phương: Là chỉ có 1 phương theo chiều ngang hoặc đó là 1 phương sắp theo chiều song song. Khoảng cách này còn được đánh giá tùy thuộc vào diện tích của toàn bộ ngôi nhà.
  • Móng băng 2 phương: là loại móng băng mà có những đường móng được bố trí, sắp xếp giao nhau như là các ô cờ ở trong một bàn cờ lớn.

3.2 Phân loại móng băng theo độ cứng

Phân theo độ cứng thì cấu tạo móng băng gồm 3 loại như sau:

  • Loại móng băng cứng
  • Loại móng băng mềm
  • Loại móng băng hỗn hợp hay kết hợp

Lưu ý nhỏ là độ cứng ở đây có thể được hiểu tùy thuộc vào các loại vật liệu khác nhau như thép, bê tông, sắt,… hay với các loại băng cọc được đóng phía dưới móng nhà như các cọc: cọc cừ, cọc tràm, cọc bạch đàn.

4. Cách thi công, bố trí, kết cấu thép móng băng

bố trí, kết cấu thép móng băng

4.1 Bước 1: Giải phóng mặt bằng và chuẩn bị nguyên vật liệu

  • Việc giải phóng cũng như san lấp mặt bằng được đánh giá là một khâu vô cùng quan trọng trong bố trí thép móng băng từ đó giúp ta xác định được một cách chính xác những khu vực cần thiết phải đóng cọc và các khu vực cần tạo móng băng. Tùy từng công trình lớn hay công trình nhỏ mà người ta nên tiến hành đào móng với độ sâu thích hợp khác nhau. Đừng quên một chú ý là không nên thực hiện đào móng mà lại đào quá sâu hay đào quá nông.
  • Về vật tư cần chuẩn bị cơ bản nhất bao gồm thép, cát, đá, xi măng, cừ tràm, … nên chuẩn bị với số lượng đủ và tính toán một cách chi tiết các chi phí cũng như kết hợp các vật liệu khác nhau như kể trên theo đúng tiêu chuẩn, yêu cầu về móng băng trong công trình xây dựng.

4.2 Bước 2: Chuẩn bị cốt thép

  • Công đoạn chuẩn bị cốt thép cũng là một trong những công đoạn vô cùng quan trọng trong cách bố trí thép móng băng. Đến bước này đừng quên phải tính toán một cách chính xác, tỉ mỉ và theo đúng yêu cầu thiết kế của bản vẽ công trình và lượng pha trộn các nguyên liệu cũng cần theo khối lượng tương ứng.
  • Trước khi thi công móng băng cốt thép cần đảm bảo:
  • Bề mặt của cốt thép phải sạch, trơn, không gỉ, không còn bám bẩn hay hiện tượng dính bùn đất.
  • Các thanh thép tùy theo khối lượng mà cần đạt tiêu những chuẩn riêng  về chất lượng. Hãy kiểm tra xem liệu thép có thể bị hẹp, bị giảm mặt tiếp xúc với diện tích không vì lý do các mối liên kết này không được phép vượt quá giới hạn quy định là 2% đường kính.
  • Cốt thép phải được tiến hành gia công, uốn cũng như nắn thẳng sao cho có độ dẻo dai tốt nhất. Nên tiến hành sử dụng đối với những loại thép có thương hiệu tốt, uy tín chất lượng để đảm bảo chất lượng cho công trình.

4.3 Bước 3: Tiến hành đóng cốt pha

  • Cốt pha vẫn luôn là 1 phần không thể thiếu trước khi bạn tiến hành quy trình đổ bê tông móng, nên hãy chọn lựa các loại cốp pha còn nguyên vẹn, không mục nát và đừng quên sử dụng đinh để gia cố các vị trí tiếp xúc lại với nhau nhé.
  • Các thánh này sẽ được xếp chống lên thành đất, hãy kê lên trên của bề mặt những tấm gỗ với độ dày tối thiểu là 4cm nhằm làm giảm bớt đi phần nào lực xô ngang khi tiến hành quá trình đổ bê tông. Đối với tim móng và cột móng phải luôn được cố định ở một vị trí và xác định được các cao độ cho quy trình đổ bê tông móng.

4.4 Bước 4: Công tác thực hiện đổ bê tông

  • Sau khi đã xong công tác chuẩn bị cho cách bố trí thép móng băng cũng như chuẩn bị cốt thép và có cốp pha hoàn chỉnh thì phần cuối cùng trong khâu này chính là đổ bê tông mặt móng.
  • Quy trình đổ bê tông móng được coi là khâu cuối cùng của toàn bộ quy trình thi công mặt móng băng, quyết định đến sự thành công hay thất bại cũng như hiệu suất, hiệu quả của việc thi công công trình này. 
  • Công tác đổ bê tông có những điều bắt buộc phải đạt được theo quy chuẩn về những quy phạm xây dựng thiết kế nhà ở, các tiêu chuẩn kể trên phải đảm bảo cả về chất lượng,  cũng như đảm bảo được bê tông phải đổ đầy, chắc cũng như quá trình đổ này không có lẫn tạp chất khác hay rác thải, chất bẩn cũng như việc trộn theo đúng quy cách. 
  • Các nguyên liệu như đá, cát để dùng trong việc trộn bê tông phải được chọn lựa một cách chính xác về kích cỡ hạt nhằm đảm bảo được cả về chất lượng và số lượng bê tông sao cho tốt nhất và không xuất hiện hiện tượng bong bóng trong các lỗ rỗng của sản phẩm bê tông khi đã ra thành phẩm.

5. Những lưu ý khi dùng kết cấu thép móng băng trong xây dựng

Công trình thép móng băng

Công trình thép móng băng 

Kết cấu thép móng băng dễ thi công hơn, đơn giản, độ lún đều. Không những thế, nó còn là loại tiết kiệm chi phí nhất. Nhưng khi muốn thiết kế, thi công kết cấu thép móng băng cho một công trình bạn cần tìm hiểu các yếu tố như mặt bằng chung của khu đất thi công: 

  • Về độ lún đất nền, độ cứng của đất
  • Diện tích cần sử dụng đối với công trình
  • Chất liệu thép mà bạn chọn từ đơn vị cung cấp nào
  • Tính chất công trình làm nhà xưởng, nhà ở dân dụng hay để các mục đích khác. 

Sau khi tìm hiểu các yếu tố trên, bạn cần xem xét và tham khảo, lắng nghe hướng dẫn bên kiến trúc sư để chọn loại phù hợp với công trình của mình nhất, không nên chủ quan nhé.

Sử dụng thép móng băng trong xây dựng là thế, cần tham khảo, xét nét kỹ các yếu tố cũng như tính chất công trình để đưa ra phương án thiết kế sao cho phù hợp. Nếu như bạn còn băn khoăn về việc có nên lựa chọn thiết kế hay không thì cần phải tìm kiếm ngay cho mình một công ty chuyên thi công kết cấu và xây dựng nhà tiền chế để đưa ra đề xuất hợp lý nhất. 

5.1 Cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng

Công thức chung để tính tải  trọng xuống móng được xác định từ các tổ hợp tải trọng của tĩnh tải, hoạt tải, gió, động đất. Cách tính các tổ hợp này lại khá phức tạp và mất nhiều thời gian. Chính vì thế, khi làm thực tế tại các công trình anh em kỹ sư thường rất cần những công thức tính nhanh để vừa cho kết quả đúng lại tiết kiệm được thời gian. Khi đi làm anh em sẽ thấy rõ “thời gian là vàng” thế nên càng nhanh càng tốt, những công thức tính nhanh là rất cần thiết. Dưới đây là công thức tính nhanh anh em có thể tham khảo.

Giả sử tính móng M7: là 1m2 dầm trần có trọng lượng 1,1T)

Giả định nền đất của mình có cường độ R =15T/m2 ( đất tốt).

Từ đó tính được diện tích móng = N/R

Sau đó chọn a và b của móng

N trên sơ đồ trên sẽ là : N=1,45*2,6*2 tầng*1,1= 8,3 T

Khi tính móng lấy khoảng 10T để tính

Hoặc có một cách tính khác: lấy 1m2 sàn = 1T và cứ bao nhiêu tầng thì nhân lên, riêng tải trọng mái thì lấy bằng 50% tải trọng của 1 sàn.

5.2 Cách tính khối lượng bê tông móng băng

Sau đây là công thức cho cách tính khối lượng bê tông móng băng như sau:

  • Hình lập phương của bê tông:

VBT = Số lượng toàn bộ cấu kiện nhân Chiều  dài nhân chiều Rộng nhân chiều Cao

  • Với các kiện ở mức độ phức tạp hơn:

VBT = Diện tích của toàn bộ các mặt bằng cấu kiện nhân Chiều cao kiện đó

  • Diện tích các mặt bằng của cấu kiện nêu trên sẽ được chia về các hình cụ thể và đơn giản nhất để dễ tính toán với diện tích và tổng hợp lại.

Ví dụ: Cấu kiện bê tông mà có kích thước cụ thể là Cao: 1,5m; mặt bằng hình chữ nhật vvaf hình thang trong đó cụ thể là:

Hình chữ nhật: 1,2m –  2m; Hình thang là 2m – 1,4 m; chiều cao là 0,8m; 

Công thức tính như sau:

VBT = ((1,2*2+(2+1,4)*0,8/2)) nhân 1,5 = 5,64 (m3)

Lưu ý: Công tác bê tông sẽ nằm rải rác toàn bộ công trình nên đừng quên tính toán thật tỉ mỉ nhé!

6. Biện pháp thi công kết cấu thép móng băng nên dùng khi nào?

Khi mà thi công các công trình có tầng hầm như nhà xưởng, trung tâm thương mại, nhà máy thì móng băng còn có tác dụng đó là chắn đất, tạo tầng hầm. Tầng hầm nhà ở có thể nằm dưới mặt đất hoặc một phần nằm trên mặt đất. Móng băng của tầng hầm phải đặt sâu hơn so với nền tầng hầm một khoảng ≥0,4m và đỉnh của móng phải nằm dưới sàn tầng hầm.

Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà và móng băng tường ngăn. Cách thi công móng băng thông thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.

Ngoài ra, kết cấu thép móng băng còn được sử dụng nhiều trong các công trình, nhất là công trình kết cấu thép cho các căn hộ nhà phố. Các công trình nhà từ 3 - 5 tầng đều có thể áp dụng được. Tuy nhiên, khi chọn lựa có nên sử dụng hay không, bạn cần phải tham khảo các ý kiến từ kiến trúc sư, chủ thầu xây dựng để có lựa chọn phù hợp. 

7. Bản vẽ kết cấu thép móng băng

Bản vẽ kết cấu thép móng băng - Mặt bằng
Bản vẽ kết cấu thép móng băng - Mặt bằng
Bản vẽ kết cấu thép móng băng 1 tầng
Bản vẽ kết cấu thép móng băng 1 tầng
Bản vẽ kết cấu thép móng băng 2 tầng - Mặt bằng
Bản vẽ kết cấu thép móng băng 2 tầng - Mặt bằng
Bản vẽ kết cấu thép móng băng 2 tầng
Bản vẽ kết cấu thép móng băng 2 tầng
Bản vẽ kết cấu thép móng băng 3 tầng - Mặt bằng
Bản vẽ kết cấu thép móng băng 3 tầng - Mặt Bằng
Bản vẽ kết cấu thép móng băng 3 tầng
Bản vẽ kết cấu thép móng băng 3 tầng

8. Công ty xây dựng kết cấu thép uy tín - BMB Steel

Nếu như muốn một công trình vừa đạt chất lượng kỹ thuật tốt, vừa có tính thẩm mỹ cao thì điều đầu tiên mà bạn cần nghĩ tới đó chính là một công ty xây dựng uy tín. Hợp tác với một đơn vị chủ thầu tốt sẽ mang lại cho bạn một công trình tốt. 

Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt kết cấu thép móng băng cho công trình nhà xưởng một cách hoàn thiện thì một gợi ý đến từ BMB Steel chắc chắn sẽ không sai lầm. 

Công trình do BMB Steel hoàn thiện 

Bài viết vừa rồi BMB Steel đã giới thiệu đến các bạn thông tin về kết cấu thép móng băng, cũng như những mô tả về BMB Steel để khách hàng có thể nắm bắt rõ và tin tưởng hợp tác. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. Nếu có những thắc mắc chi tiết hơn, hãy vui lòng để lại lời nhắn hoặc gọi vào số hotline của BMB steel để nhận được tư vấn với thông tin chính xác, cụ thể nhất nhé. 

BÀI MỚI NHẤT
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/01/9141/mong-bang-nha-3-tang-3-bien-tap-bmb-steel.jpg
3 tháng trước
Khi bước vào quá trình xây dựng một ngôi nhà 3 tầng, việc lựa chọn và thiết kế móng công trình là một trong những bước quan trọng nhất quyết định đến sự an toàn. "móng băng" nổi bật lên như một lựa chọn tốt
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/01/9126/mong-bang-nha-2-tang-10-bien-tap-bmb-steel.jpg
3 tháng trước
Móng băng là một trong những loại móng được sử dụng phổ biến nhất trong xây dựng nhà ở, nhà xưởng, cũng như các ngôi nhà 2 tầng. Móng băng nhà 2 tầng có cấu tạo đơn giản, thi công dễ dàng và chi phí hợp lý
https://bmbsteel.com.vn/storage/2023/09/8575/qua-trinh-xay-dung-benh-vien-pathein-myanmar.png
7 tháng trước
Nhờ những tiện ích mà nó đem lại, ngày nay các cấu trúc thép được ứng dụng phổ biến trong xây dựng các cơ sở y tế. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu rõ hơn về những ứng dụng này.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2023/09/8524/he-thong-lien-ket-trong-ket-cau-thep.png
7 tháng trước
Nhà thép tiền chế được cấu thành từ nhiều cấu kiện thép khác nhau thông qua hệ thống các liên kết. Bài viết dưới đây sẽ thảo luận về sự khác nhau giữa liên kết khớp và liên kết cứng trong kết cấu thép
https://bmbsteel.com.vn/storage/2023/09/8516/ng-dung-cua-ket-cau-thep-trong-cong-trinh-cao-tang.png
7 tháng trước
Các công trình nhà cao tầng có hệ thống khung thép đa dạng. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu một số khung thép phổ biến được sử dụng trong các công trình nhà cao tầng.
Bình luận (0)
HOTLINE
(+84) 767676170
CONTACT US
NOW