TRUYỀN THÔNG

TIN TỨC

Các bản vẽ kết cấu thép cần có khi xây dựng nhà xưởng tiền chế

09-05-2021

Xây dựng nhà xưởng thép tiền chế là xu hướng của thời đại ngày nay. Mỗi công trình nhà thép tiền chế đều cần phải có bản vẽ kết cấu thép hoàn thiện, chi tiết. Khi đó sản phẩm hoàn thiện mới đáp ứng được yêu cầu. Vậy mỗi công trình tiền chế cần có các bản vẽ kết cấu thép nào? Cùng BMB Steel giải đáp sau đây. 

1. Các loại bản vẽ kết cấu thép thông dụng

Kết cấu thép trong công trình nhà xưởng tiền chế được xem như là phần sườn quan trọng cho một công trình. Là các phần khung thép được dựng lên với cấu trúc được thống nhất theo bản vẽ. Các thanh thép được cấu kiện nên, tạo thành khung có sự liên kết. Kết cấu phải đạt tiêu chuẩn, chắc chắn và chịu được lực. 

Bản vẽ kết cấu thép nhà xưởng

Hiện nay, kết cấu thép có các loại bản vẽ kết cấu thông dụng bao gồm: 

  • Bản vẽ kết cấu móng: Trình bày thông số về các chi tiết móng, độ dài, độ dày, các phương án xây dựng móng
  • Bản vẽ định vị cột: Thể hiện được hình dáng, kích thước và vị trí cột 
  • Bản vẽ mặt bằng thép sàn: Mô tả cách bố trí thép cho sàn nhà xưởng, ở cả phần sàn trên và sàn dưới
  • Bản vẽ kết cấu mặt bằng: Bản vẽ này sẽ thể hiện được các số liệu quan trọng của kết cấu sàn, kết cấu dầm, vị trí hay các độ cao, độ dày,...

2. Các liên kết cơ bản của bản vẽ gia công kết cấu thép

Bản vẽ kết cấu thép nhà xưởng tiền chế

Khi thiết kế bản vẽ gia công kết cấu thép, các liên kết cơ bản của bản vẽ gia công được thể hiện gồm: 

  • Liên kết tháo lắp: Kết cấu thép có thể được tháo lắp dễ dàng với hệ thống bulong, hệ thống ren, hệ thống đinh vít. 
  • Liên kết gắn liền, không thể tháo lắp: Là những liên kết được cố định bởi các mối hàn, các loại đinh tán,..

3. Các bản vẽ cần thiết trong bản vẽ thi công kết cấu thép

Các bản vẽ cần thiết trong bản vẽ thi công kết cấu thép

Bản vẽ thi công kết cấu thép bao gồm cả bản vẽ tổng quát cũng như từng bản vẽ chi tiết của các bộ phận. Các bản vẽ cần thiết bao gồm: 

  • Bản vẽ sơ đồ tổng quát công trình: Toàn bộ hình dáng, kết cấu chung của công trình sẽ được thể hiện trên bản vẽ sơ đồ tổng quát. Những chi tiết cấu kiện, cột thép được thể hiện bằng các đường nét vẽ trên bản đồ. 
  • Bản vẽ sơ đồ lắp ghép, cấu kiện: Thể hiện rõ được những mấu nối, những vị trí cần phải lắp ghép, xây dựng như thế nào. Phương pháp để liên kết các thành phần với nhau, 
  • Bản vẽ chế tạo: Bản vẽ mô tả quá trình cấu kiện các chi tiết để chế tạo nên các bộ phận, chất liệu được liên kết như thế nào. 

4. Những lưu ý quan trọng khi thiết kế bản vẽ kết cấu thép

lưu ý quan trọng khi thiết kế bản vẽ kết cấu thép

Để công trình hoàn thiện và chất lượng hơn thì bản vẽ kết cấu thép phải được thể hiện chi tiết và rõ ràng. Bản vẽ thiết kế kết cấu thép cần phải chú trọng những lưu ý dưới đây để không mắc phải những lỗi sai trong quá trình thiết kế. 

4.1 Khảo sát trước khi thiết kế

Trước khi thiết kế bản vẽ kết cấu thép thì cần khảo sát trước các điều kiện xây dựng. Các tác động, ảnh hưởng của môi trường xung quanh đến với công trình được xây dựng trong tương lai. Bản vẽ được thể hiện qua mặt cắt, qua các vị trí sắp xếp khung thép.  

4.2 Trọng tải công trình

Nên lưu ý về trọng tải công trình. Đây là lưu ý đặc biệt nhất để công trình được kiên cố và chắc chắn. Việc tính toán trọng tải công trình phải được thể hiện chi tiết trên bản vẽ kết cấu thép. Xét tải trọng công trình tính toán về tác động của mặt bằng, động lực tĩnh của đất tác động lên mặt sàn, lực gió,...

4.3 Độ lớn khi thiết kế kết cấu thép

Cần lưu ý độ lớn khi thiết kế cấu thép. Độ lớn của công trình, độ lớn của các thành phần khung thép. Độ lớn của kết cấu thép còn là độ lớn, độ chênh lệch của hoạt tải. Phải tính toán cẩn thận để công trình hoàn thiện đúng với nhu cầu. Ngoài ra là dự đoán được chi phí đầu tư cần thiết. Hạn chế xảy ra các chi phí phát sinh không đáng có. 

4.4 Xem xét đến giá trị hoạt tải

Giá trị hoạt tải cũng là một yếu tố cần phải lưu ý.

  • Công trình hoạt tải tác động lên toàn bộ sẽ được sử dụng trong trường hợp giá trị quá tải nhỏ hơn tĩnh tải. 
  • Giá trị của tĩnh tải nhỏ hơn hoạt tải, nhất là khi hoạt tải trọng và nhịp kết cấu lớn thì người thiết kế bản vẽ phải xem xét. Về trường hợp hoạt tải lệch tầng, lệch nhịp. 

Bài viết trên BMB Steel đã giới thiệu đến bạn những thông tin về các bản vẽ kết cấu thép trong xây dựng nhà xưởng thép tiền chế. Để thực hiện các ý tưởng bản vẽ kết cấu thép bạn cần tìm hiểu thêm các phần mềm thiết kế kết cấu thép chuyên nghiệp. Nắm được thông tin này, các bạn dễ dàng nắm được quy trình thiết kế kết cấu thép nhà xưởng thép tiền chế. 

BÀI MỚI NHẤT
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/11/10374/what-is-purlin-8.png
2 tuần trước
Tìm hiểu xà gồ là gì, ưu điểm nổi bật trong xây dựng, các loại xà gồ phổ biến và những lưu ý khi thiết kế. Tìm ngay đơn vị thi công xà gồ uy tín tại đây.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/09/10113/cong-ty-thi-cong-lap-dung-2.jpg
1 tháng trước
Tìm hiểu về các dịch vụ và quy trình của các công ty thi công lắp dựng hàng đầu. Cập nhật báo giá, tiêu chuẩn và các yếu tố cần lưu ý trong thi công lắp dựng.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/09/10085/steel-structure-2.jpg
1 tháng trước
Tìm hiểu về kết cấu thép, cấu tạo, ưu nhược điểm, và ứng dụng thực tế. Cập nhật báo giá và các tiêu chuẩn kết cấu thép phổ biến hiện nay.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/01/9141/mong-bang-nha-3-tang-3-bien-tap-bmb-steel.jpg
10 tháng trước
Khi bước vào quá trình xây dựng một ngôi nhà 3 tầng, việc lựa chọn và thiết kế móng công trình là một trong những bước quan trọng nhất quyết định đến sự an toàn. "móng băng" nổi bật lên như một lựa chọn tốt
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/01/9126/mong-bang-nha-2-tang-10-bien-tap-bmb-steel.jpg
10 tháng trước
Móng băng là một trong những loại móng được sử dụng phổ biến nhất trong xây dựng nhà ở, nhà xưởng, cũng như các ngôi nhà 2 tầng. Móng băng nhà 2 tầng có cấu tạo đơn giản, thi công dễ dàng và chi phí hợp lý
Bình luận (0)
HOTLINE
(+84) 767676170
CONTACT US
NOW