Xây dựng nhà xưởng tiền chế đang trở thành xu hướng phổ biến trong các dự án xây dựng công nghiệp hiện đại. Với ưu điểm vượt trội về thời gian thi công nhanh chóng, chi phí tiết kiệm, và khả năng mở rộng linh hoạt, nhà xưởng khung thép tiền chế là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp sản xuất. Bài viết này BMB Steel sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình thi công, ưu điểm nổi bật, và những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà xưởng.
Báo giá chi phí xây dựng nhà xưởng tiền chế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Bạn có thể liên hệ với đội ngũ nhân viên của BMB Steel để được tư vấn và báo giá chính xác.
Loại |
Hạng mục thi công |
Đơn giá (đồng/m²) |
Lắp dựng |
Thi công lắp dựng nhà xưởng |
350,000 – 600,000 |
Xây dựng kết cấu thép |
Thi công phần xây dựng |
330,000 – 500,000 |
Tổng chi phí |
Hoàn thiện nhà xưởng |
700,000 – 1,000,000 |
Lưu ý: Đơn giá trên chưa bao gồm thuế VAT. Đơn giá xây dựng sẽ thay đổi theo từng thời điểm. Vui lòng liên hệ BMB Steel để để nhận được báo giá xây dựng nhà xưởng tiền chế chi tiết với công trình cụ thể của quý công ty.
Chi phí xây dựng nhà xưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô công trình, loại vật liệu sử dụng và điều kiện thi công. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về đơn giá:
Diện tích nhà xưởng |
Đơn giá thiết kế (đồng/m²) |
Từ 1.000 đến 2.000 m² |
22.000 – 50.000 |
Từ 2.000 đến 3.000 m² |
20.000 – 40.000 |
Từ 3.000 đến 5.000 m² |
20.000 – 30.000 |
Từ 5.000 đến 10.000 m² |
12.000 – 20.000 |
Từ 10.000 đến 100.000 m² |
10.000 – 15.000 |
Lưu ý: Đơn giá trên chưa bao gồm thuế VAT. Đơn giá xây dựng sẽ thay đổi theo từng thời điểm. Vui lòng liên hệ BMB Steel để để nhận được báo giá xây dựng nhà xưởng tiền chế chi tiết với công trình cụ thể của quý công ty.
STT |
Quy mô và diện tích |
Đơn giá (đồng/m²) |
1 |
Xây dựng nhà xưởng khung thép tiền chế dưới 100m² |
1.400.000 - 2.000.000 |
2 |
Nhà xưởng thép tiền chế từ 500m² – 1.500m² |
1.200.000 - 1.500.000 |
3 |
Xây dựng nhà xưởng thép trên 1.500m² |
1.000.000 - 1.200.000 |
4 |
Xây dựng nhà xưởng khung thép tiền chế cao cấp |
1.500.000 - 1.700.000 |
Lưu ý: Đơn giá trên chưa bao gồm thuế VAT. Đơn giá xây dựng sẽ thay đổi theo từng thời điểm. Vui lòng liên hệ BMB Steel để để nhận được báo giá xây dựng nhà xưởng tiền chế chi tiết với công trình cụ thể của quý công ty.
STT |
Hạng mục thi công |
Đơn giá |
1 |
Lắp dựng khung kết cấu thép |
50.000đ/m² |
2 |
Lắp dựng khung chính |
|
3 |
Lắp dựng khung nóc gió |
|
4 |
Lắp dựng consonle cửa đi |
|
5 |
Lắp đặt tôn mái (không gồm chống nóng ) |
20.000đ/m² |
6 |
Lắp đạt tôn vách |
23.000đ/m² |
7 |
Lắp đặt máng xối, ống nước |
70.000đ/m² |
8 |
Lắp đặt viền (diềm),chỉ (Viền úp nói và viềm đầu hồi, viền chân tôn…) |
20.000đ/m2 |
Lưu ý: Đơn giá trên chưa bao gồm thuế VAT. Đơn giá xây dựng sẽ thay đổi theo từng thời điểm. Vui lòng liên hệ BMB Steel để để nhận được báo giá xây dựng nhà xưởng tiền chế chi tiết với công trình cụ thể của quý công ty.
Các công trình như nhà xưởng và nhà kho để xe thường có diện tích khá nhỏ, khoảng 1.500 m2, tương đương khoảng 1/4 diện tích sân bóng đá tiêu chuẩn 11 người. Cấu trúc thường bao gồm cột thép làm từ bê tông cốt thép, vách dày khoảng 100mm, và mái được lợp bằng tôn. Chi phí xây dựng nhà xưởng trung bình dao động từ 1.200.000 đến 1.500.000 VNĐ/m2.
Hiện nay, giá thi công nhà khung thép từ 1 đến 3 tầng được xác định rõ ràng, phụ thuộc vào quy mô và loại hình công trình. Mức giá thường nằm trong khoảng từ 1.600.000 đến 2.400.000 VNĐ/m2.
Nhà thép tiền chế có chi phí xây dựng thấp hơn đến 25% trên mỗi mét vuông so với các phương pháp xây dựng truyền thống. Nhờ quy trình xây dựng và lắp dựng đơn giản, nhà thép tiền chế đòi hỏi ít nhân công và thời gian thi công nhanh chóng, giúp tiết kiệm cả thời gian và chi phí xây dựng nhà xưởng cho chủ đầu tư.
Các cấu kiện thép như cột, kèo, vì kèo có độ bền vượt trội so với nhiều vật liệu khác. Thêm vào đó, khả năng dễ dàng tháo lắp và tái sử dụng nhiều lần giúp việc mở rộng hoặc di dời công trình trở nên đơn giản, linh hoạt, và tiết kiệm hơn rất nhiều. Đây cũng là lý do việc xây dựng nhà xưởng tiền chế được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt trong các công trình có yêu cầu linh động cao.
Các cấu kiện thép của nhà thép tiền chế đều được sản xuất sẵn tại nhà máy, sau đó lắp ráp tại công trường thông qua các liên kết bu lông. Điều này giúp quá trình lắp dựng trở nên nhanh chóng và đơn giản, chỉ cần sử dụng những thiết bị gọn nhẹ và ít nhân công.
Nhà thép tiền chế còn được xem là một giải pháp “xanh” cho môi trường. Việc sử dụng thép giúp giảm thiểu lượng khí CO2 thải ra trong quá trình xây dựng, tiết kiệm năng lượng, và có khả năng tái chế hiệu quả. Đây là lựa chọn thân thiện với môi trường, phù hợp với xu hướng xây dựng bền vững ngày nay.
Quy trình thi công nhà xưởng khung thép tiền chế thường gồm ba công đoạn chính: thiết kế, gia công kết cấu thép, và lắp dựng. Dưới đây là chi tiết từng công đoạn:
Nhờ quy trình thi công chuyên nghiệp, xây dựng nhà xưởng tiền chế không chỉ đảm bảo chất lượng, mà còn tiết kiệm thời gian thi công và giảm thiểu rủi ro trong quá trình lắp dựng.
Xem thêm: Quy trình thi công nhà thép tiền chế có gì khác so với thi công nhà xưởng tiền chế?
Chi phí xây dựng nhà xưởng có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, và để cung cấp bảng báo giá chính xác, nhà thầu thường phải xem xét các yếu tố dưới đây:
Nhà xưởng có thể có nhiều loại hình khác nhau như nhà xưởng bê tông cốt thép, nhà xưởng thép tiền chế, nhà xưởng sản xuất, nhà kho chứa hàng… Mỗi loại hình có đặc điểm công năng và yêu cầu kỹ thuật riêng, do đó đơn giá cũng khác nhau.
Chi phí xây dựng nhà xưởng tính trên mỗi mét vuông thường giảm dần khi diện tích nhà xưởng tăng lên. Ví dụ, đơn giá thi công nhà xưởng khung thép tiền chế 500m² sẽ cao hơn trên mỗi m² so với nhà xưởng 5000m² hoặc 10000m² do quy mô lớn có lợi thế về kinh tế.
Việc lựa chọn vật liệu cũng ảnh hưởng lớn đến chi phí. Nhà xưởng thiết kế hiện đại sử dụng vật liệu mới sẽ có chi phí cao hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn thiết kế đơn giản nhưng vẫn đảm bảo công năng, cùng với hệ thống chiếu sáng và thông gió hợp lý, có thể giúp tiết kiệm đáng kể chi phí.
Tùy vào mục đích sử dụng, nhà xưởng sẽ yêu cầu các loại vật liệu khác nhau. Chẳng hạn, nhà xưởng sản xuất thực phẩm, gia công cơ khí hoặc thiết bị điện tử thường cần vật liệu và hệ thống đáp ứng tiêu chuẩn cao, dẫn đến chi phí xây dựng nhà xưởng cao hơn so với nhà xưởng thông thường.
Mỗi nhà thầu có một bảng báo giá khác nhau, tùy thuộc vào năng lực, uy tín và kinh nghiệm. Lựa chọn một nhà thầu uy tín, chuyên nghiệp có thể giúp chủ đầu tư tiết kiệm được nhiều chi phí nhờ quy trình thi công hiệu quả và tối ưu.
Đảm bảo đúng tiến độ và thời gian hoàn thành công trình sẽ giúp chủ đầu tư giảm thiểu chi phí phát sinh. Thời gian thi công ngắn cũng giúp công trình đi vào hoạt động sớm, tạo lợi nhuận nhanh hơn.
Các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề đa dạng, vì vậy yêu cầu về kết cấu nhà xưởng cũng có sự khác biệt rõ rệt. Tùy theo mục đích sử dụng, dù là phục vụ sản xuất hay làm kho lưu trữ, chi phí thiết kế và thi công sẽ có sự chênh lệch đáng kể. Điều này khiến việc dự trù ngân sách trở thành một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp.
Khi xây dựng nhà xưởng, việc đảm bảo đáp ứng các yêu cầu công năng mà vẫn tiết kiệm chi phí luôn là ưu tiên hàng đầu. Một nguyên tắc quen thuộc là "giá cả đi đôi với chất lượng". Do đó, để công trình sớm hoàn thiện và giảm thiểu chi phí sửa chữa về sau, chủ đầu tư cần chọn đơn vị thi công uy tín ngay từ đầu.
Các yêu cầu và phương án cần được thống nhất, ghi chép rõ ràng, cụ thể bằng văn bản. Điều này giúp chủ đầu tư dễ dàng kiểm soát các hạng mục, hạn chế sai sót và tránh các tranh chấp không đáng có.
Sau khi đã thống nhất phương án thiết kế, chủ đầu tư cần chú trọng vào quy trình thi công và các biện pháp xây dựng. Một kế hoạch thi công hiệu quả sẽ giúp giảm thời gian, tối ưu chi phí, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Điều này đòi hỏi nhà thầu phải có kinh nghiệm, năng lực và sự tận tâm.
Để đảm bảo quá trình thi công nhà xưởng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, việc lập bảng chi tiết vật liệu xây dựng là bước không thể bỏ qua. Điều này giúp chủ đầu tư dễ dàng ước lượng chi phí và kiểm soát ngân sách cho từng hạng mục thi công.
Cọc bê tông cốt thép: D200, D250, cọc thép Vinakyoei đường kính 6mm.
Cọc tràm loại 1: Đường kính 4.5m - 4.7m (Cừ tràm 5).
Cát xây dựng: Dùng để lót móng và trộn bê tông.
Ván khuôn: Bao gồm ván khuôn kết cấu đơn giản và kết cấu phức tạp.
Bê tông lót đá 1x2, M159: Sử dụng cho lớp móng.
Bê tông đá 1x2, Mác 150: (Công thức pha trộn: 288 kg xi măng : 0.5 m³ cát : 0.913 m³ đá 1x2 : 185 lít nước).
Gạch xây dựng: Gạch ống và gạch tuynel.
Xi măng: Để trộn hồ xây và tô tường.
Bột bả: Xử lý bề mặt trước khi sơn.
Sơn chống thấm: Đảm bảo khả năng chống thấm cho công trình.
Sơn hoàn thiện: Bao gồm sơn trần, dầm và sơn tường nội - ngoại thất.
Tấm vách ngăn thạch cao: Dùng để chia không gian bên trong.
Khung cột, khung trần và cửa trời: Đảm bảo tính thẩm mỹ và thoáng khí.
Mái tôn: Giúp che chắn, giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo độ bền.
Tấm cemboard: Dùng làm sàn giả bê tông hoặc trần nhẹ.
Ngoài những vật liệu chính trên, chủ đầu tư nên chuẩn bị thêm các vật liệu phụ trợ như:
Đinh vít, keo dán, thanh giằng: Giúp cố định và gia cố kết cấu.
Hệ thống ống nước, dây điện, máng cáp: Đáp ứng nhu cầu sử dụng trong quá trình vận hành.
Xây dựng nhà xưởng là giải pháp tối ưu cho các công trình công nghiệp nhờ những ưu điểm vượt trội về thời gian, chi phí và tính linh hoạt. Với những thông tin chi tiết về quy trình và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà xưởng, doanh nghiệp có thể yên tâm lựa chọn phương pháp này để xây dựng nhà xưởng. Hãy liên hệ ngay với BMB Steel để được tư vấn chi tiết và nhận báo giá hợp lý cho dịch vụ thi công nhà xưởng khung thép tiền chế.