Để xây dựng được một nhà xưởng công nghiệp không phải một việc đơn giản. Nó đòi hỏi rất nhiều vấn đề, đặc biệt đây là công việc yêu cầu khắt khe về kinh nghiệm. Từ quá trình tổng hợp, BMB Steel sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về những kinh nghiệm xây dựng nhà xưởng công nghiệp.
Việc bố trí bố cục của công trình trong quá trình xây dựng là vô cùng quan trọng. Với công trình là các nhà xưởng, khu sản xuất… việc sắp xếp bố cục còn quan trọng hơn bao giờ hết.
Nếu các khu của nhà xưởng được bố trí một cách hợp sẽ giúp công việc di chuyển của công nhân dễ dàng, công tác vận chuyển sản phẩm cũng từ đó mà trở nên thuận lợi. Sắp xếp bố cục hợp cũng giúp cho chủ nhà xưởng tiết kiệm được diện tích, sử dụng tối đa được các công năng.
Thường thì các doanh nghiệp phân bổ bố cục theo công năng của mỗi khu vực như: Khu vực cho hoạt động sản xuất, khu vực để hỗ trợ hoạt động sản xuất, khu vực phía trước nhà xưởng công nghiệp, khu vực kho và khu vực vận chuyển, đi lại.
Trong hoạt động xây dựng nhà xưởng, bước thiết kế nhà xưởng cũng không kém phần quan trọng. Bản vẽ thiết kế nhà xưởng phải phù hợp với tính chất và mục đích của doanh nghiệp.
Trên cơ sở các tính chất đặc thù của doanh nghiệp như ngành nghề, vốn đầu tư xây dựng… sẽ lựa chọn nguyên vật liệu để xây dựng. Nhìn chung trên thực tế có 2 kiểu nhà xưởng đó là nhà xưởng được làm từ bê tông và nhà xưởng thép tiền chế.
Nếu doanh nghiệp lựa chọn được địa điểm có nền đất rắn, không bị lún sẽ giúp nhà xưởng được củng cố vững chắc. Trong trường hợp buộc phải sử dụng đất mềm và yếu, các chủ thầu cũng như các kỹ sư phải tính đến phương án gia cố thêm phần móng.
Vì vậy, trước khi tiến hành xây dựng, chủ doanh nghiệp cần lựa chọn, xem xét kỹ càng phần đất dự định xây dựng và các vấn đề như chất lượng đất, khu vực xung quanh, cơ sở hạ tầng ở nơi đó.
Giai đoạn dựng khung là giai đoạn tiếp theo sau khi làm xong phần móng. Giai đoạn này đòi hỏi công tác thi công phải tỉ mỉ và cẩn thận. Vì đây là phần việc có tính chất nguy hiểm đến tính mạng.
Với giai đoạn này, các chủ thầu, chủ xây dựng phải trang bị những đồ bảo hộ cần thiết cho công nhân. Dựng khung là khâu giúp định hình nhà xưởng công nghiệp của bạn, vì vậy, khung nhà xưởng phải đảm bảo chắc chắn và bền vững.
Giai đoạn thi công làm vách, tường nhà xưởng được đánh giá là một trong những khâu dễ nhất trong quá trình xây dựng lên một khu nhà xưởng. Tuy nhiên, giai đoạn này yêu cầu phải có sự kết hợp ăn ý từ phía dựng khung và làm vách ngăn.
Ngoài ra, giai đoạn này cần chú ý đến việc lắp đặt hệ thống cửa, chủ xây dựng cần có sự kiểm tra thường xuyên công trình. Nếu có vấn đề phát sinh thì có thể được giải quyết ngay nhanh chóng.
Công năng của mái nhà nhà xưởng để giúp nhà xưởng chắn mưa, gió, nắng... Vì vậy nếu việc thực hiện xây dựng mái không tốt sẽ khiến nhà xưởng bị dột khi khi mưa bão xảy ra. Hơn thế nữa, sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của công nhân trong nhà xưởng.
Hiện nay ở Việt Nam, các nhà xưởng chủ yếu sử dụng tôn để lắp đặt mái. Với tính chất của tôn là giá cả hợp lý, nhiều mẫu mã sẽ giúp khách hàng có đa dạng sự lựa chọn.
Nguyên tắc hạ tầng cơ sở là một trong việc đòi hỏi phải có những kinh nghiệm xây dựng nhà xưởng công nghiệp nhất định. Khi lựa chọn địa điểm xây dựng, doanh nghiệp phải xem đến cơ sở hạ tầng của khu vực.
Cân nhắc hệ thống giao thông vận tải của khu vực có thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa của nhà xưởng không. Bên cạnh đó cần xem xét hệ thống nước trong khu vực, mạng lưới đường điện…
Khi có kế hoạch xây dựng nhà xưởng công nghiệp, các doanh nghiệp nên dự trù những khả năng trong tương lai, đặc biệt là khả năng mở rộng quy mô sản xuất. Chắc hẳn, doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn nhà xưởng của mình sẽ được mở rộng quy mô sản xuất.
Khi chọn địa điểm xây dựng, nên xem xét khu vực đất xung quanh có thể thu mua hoặc thuê để sản xuất trong tương lai. Việc bố trí, sắp xếp bố cục cũng cần nhắc để tận dụng làm nhà xưởng sau này như các khu công trình phụ hay nhà kho…
Công tác xây dựng, lên kế hoạch, sắp xếp bố cục nhà xưởng là việc đòi hỏi phải có kinh nghiệm xây dựng nhà xưởng công nghiệp cần thiết. Yêu cầu đặt ra, phải luôn có sự phối hợp từ khác phía trong quá trình xây dựng. Như vậy, bài viết này đã cung cấp cho các bạn những kiến thức cần thiết, hãy áp dụng nó một cách hợp lý và đúng đắn nhé.