Nhà xưởng, nhà kho là nhu cầu cần thiết của các doanh nghiệp sản xuất. Việc lựa chọn, quyết định thi công nhà kho, nhà xưởng sao cho tối ưu chi phí, đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lại là điều nan giải. Hãy cùng BMB Steel tìm hiểu những lưu ý quan trọng khi chọn thi công nhà xưởng tiền chế để giải đáp vấn đề trên nhé.
Vì sao lại thi công nhà xưởng mà không phải chọn giải pháp khác? Vậy thật sự có cần xây dựng nhà kho, nhà xưởng hay không? Chi phí xây dựng thi công là bao nhiêu? Nhà xưởng, nhà kho có sức chứa như thế nào, có an toàn không?... Đó là những điều mà các doanh nghiệp cần làm rõ khi quyết định chọn giải pháp thi công nhà xưởng thay vì thuê dài hạn.
Để xác định nhu cầu thi công nhà kho, nhà xưởng, đầu tiên các doanh nghiệp cần làm rõ các vấn đề: loại hình thức kinh doanh, sản phẩm, kế hoạch phát triển lâu dài, ngân sách bỏ ra cho cho mặt bằng kinh doanh, ước tính chi phí khấu hao... từ đó có sự lựa chọn phù hợp.
Nếu bạn có kế hoạch kinh doanh lâu dài 5 - 10 năm trở lên, sản phẩm tự sản xuất, có đội ngũ lao động đông, vị trí địa lý nhà xưởng không cần đặt gần trung tâm hoặc đã có sẵn,... thì việc lựa chọn xây dựng nhà xưởng sẽ phù hợp. Bởi lâu dài nó sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí bỏ ra, linh hoạt trong điều phối sản xuất và không phải phụ thuộc vào bất kỳ tình hình của người chủ cho thuê hay phải tham gia đấu thầu mặt bằng hằng năm. Ngoài ra, việc tự xây nhà xưởng còn giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn, an ninh, thẩm mỹ theo yêu cầu của họ.
Đối với các hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, chưa có sẵn mặt bằng, không có kế hoạch phát triển lâu dài thì việc xây dựng, thi công nhà xưởng bạn nên cần xem xét kỹ, ước tính chi phí, khấu hao để mang lại nguồn lợi nhuận tốt nhất trong kinh doanh.
Khi đã chọn được mẫu để thi công nhà xưởng, doanh nghiệp. Nhà xưởng chuyên nghiệp phải có sự phân bố rõ ràng về chức năng. Nhà xưởng được chia làm 2 loại: Nhà xưởng phân theo công năng sử dụng và nhà xưởng phân theo độ cao.
Với nhà xưởng theo công năng sử dụng: nhà xưởng được chia ra làm nhiều khu vực và với mỗi khu vực đó đảm nhiệm một nhiệm vụ riêng. Hầu hết khối văn phòng thường được đặt ở phía trước hoặc bên cạnh nhà xưởng để tiện cho việc giao dịch.
Với nhà xưởng phân theo độ cao: có 2 loại là nhà xưởng cao từ 8m đến 12m tính cả nóc gió và nhà xưởng cao từ 6m đến 8m tính cả nóc gió.
Có nhiều mẫu nhà xưởng cho doanh nghiệp với nhiều sự lựa chọn như: nhà xưởng có tầng lửng, nhà xưởng cao tầng,...
Hiện nay trên thị trường có 2 loại nhà xưởng phổ biến là nhà xưởng thép tiền chế và nhà xưởng bê tông cốt thép. Nhà đầu tư nên nắm rõ ưu - nhược điểm từng loại hình nhà xưởng để lựa chọn được mô hình phù hợp để tối ưu hóa sản xuất.
Nhà xưởng này vật liệu chính là bê tông, thép để dựng móng, cột,...Tùy theo thiết kế mà tường được xây bằng gạch có độ dày từ 10 đến 20 cm. Mái nhà xưởng thì dùng tôn mạ kẽm, tấm PU cách nhiệt, cách âm. Nên dùng xà gồ đen hoặc mạ kẽm dày từ 1.4 ly đến 2.0 ly.
Ưu điểm của việc thi công nhà xưởng tiền chế này là chịu lực tốt và cách âm. Khả năng chống chọi và giảm xói mòn của thời tiết cao.
Nhược điểm là không dễ mở rộng diện tích cho nên nếu muốn mở rộng diện tích quy mô thì phải thiết kế và lên kế hoạch thật là kỹ lưỡng.
Sản xuất các cấu kiện như: cột, dầm kèo thiết kế,... tại nhà máy sau đó thi công tại công trường. Dùng bulong neo định vị phần dựng cột thép cho chắc chắn. Tường được xây bằng gạch có độ dày từ 10 đến 20 cm. Đối với tường cao trên 2m có thể lắp thêm tôn tường. Mái nhà xưởng dùng vật liệu như thi công bằng bê tông cốt thép.
Giải pháp thi công nhà xưởng kết cấu thép đang được các nhà đầu tư tin tưởng lựa chọn nhất hiện nay vì ưu điểm của mẫu này không chỉ dễ dàng mở rộng diện tích, cách nhiệt cách âm lại khá tốt. Thời gian thi công nhà xưởng tiền chế này nhanh chóng và tiết kiệm được nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
Nhà xưởng tiền chế là nhà được xây từ các cấu kiện bằng thép và được chế tạo, lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc, kỹ thuật đã được chỉ định sẵn. Quá trình tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh gồm 3 công đoạn chính: Thiết kế, gia công cấu kiện và cuối cùng là lắp dựng tại công trình.
Các công trình kiến trúc thường sử dụng loại nhà này là: nhà kho, nhà xưởng, nhà trưng bày, siêu thị, công trình thương mại, nhà cao tầng,... ứng với mỗi công trình thì sẽ có những biện pháp thi công nhà xưởng tiền chế phù hợp.
Nhà xưởng tiền chế gồm các thành phần cấu tạo chính như sau: khung chính (cột, kèo, dầm), xà gồ, giằng và một số thành phần kết cấu thứ yếu khác, tấm thép tạo hình, tôn lợp mái, móng.
Nếu như bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn đơn vị nào để thi công nhà xưởng tiền chế cho doanh nghiệp của bạn thì hãy cân nhắc đến cái tên BMB Steel. BMB Steel là một trong các đơn vị uy tín nhất ở ASEAN với sự tín nhiệm, tin cậy từ các nhà đầu tư khi trao cho những dự án lớn.
Không ngừng ở việc có được sự tin tưởng của các nhà đầu tư lớn, BMB Steel luôn nỗ lực phát triển không ngừng và mở rộng quy mô sản xuất lên bốn nhà máy lớn ở Việt Nam với tổng diện tích lên đến 20 hecta, công suất 75,000 tấm thép mỗi năm. Không chỉ dừng lại ở Việt Nam, sản phẩm của BMB Steel còn đánh sang những nước khác khi được xuất đi 25 nước trên thế giới như: Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Singapore, Úc,... với tổng số nhân lực hơn 2.500 người. BMB Steel sẽ mang lại những sản phẩm tốt nhất như ý muốn và sự tận tâm hỗ trợ chuyên nghiệp nhất cho khách hàng.
Một số kinh nghiệm BMB Steel gởi đến bạn trong việc giám sát, lựa chọn thi công nhà xưởng tiền chế bạn cần lưu ý sau:
Trên đây, BMB Steel gởi đến bạn những lưu ý khi chọn thi công nhà xưởng tiền chế. Hy vọng BMB Steel sẽ giúp ích cho các bạn để đưa ra lựa chọn đúng đắn trong kinh doanh. Chúc các bạn thành công!
>>> Xem thêm: Xây dựng nhà xưởng đạt tiêu chuẩn