TRUYỀN THÔNG

TIN TỨC

Những điều cần biết về các mẫu bản vẽ nhà xưởng công nghiệp nhỏ

07-14-2022

Bạn là doanh nghiệp đang muốn xây dựng một nhà xưởng với diện tích nằm trong khoảng từ 200m2 đến 1,000m2? Bạn đang tìm kiếm một bản vẽ thiết kế nhà xưởng công nghiệp nhỏ? Vậy thì bạn đến đúng nơi rồi, vì BMB Steel sẽ giới thiệu cho bạn một số mẫu bản vẽ nhà xưởng công nghiệp nhỏ đang được ưa chuộng trong bài viết dưới đây.

1. Ưu điểm của việc xây dựng nhà xưởng công nghiệp nhỏ

Tại sao loại hình nhà xưởng công nghiệp nhỏ như mẫu nhà xưởng 300m2, 500m2, 800m2,... lại được ưa chuộng hiện nay, hãy cùng tìm hiểu một số ưu điểm của các xưởng công nghiệp nhỏ nhé!

  • Tiết kiệm không gian: Nhà xưởng công nghiệp nhỏ có diện tích không quá lớn, không chiếm nhiều không gian đất mà còn thích hợp để sử dụng với nhiều mục đích như làm xưởng sản xuất, xưởng gia công, xưởng lắp đặt, gara để xem,... Do đó, loại hình nhà xưởng này sẽ phù hợp với các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ - những công ty không có ngân sách lớn để chi cho nhà xưởng.
Ưu điểm của việc xây dựng nhà xưởng công nghiệp nhỏ
Ưu điểm của việc xây dựng nhà xưởng công nghiệp nhỏ
  • Nhà xưởng công nghiệp nhỏ có thể lắp đặt trên nhiều nền đất: Vì kích thước nhỏ nên những yêu cầu về nền đất, yêu cầu mặt bằng của loại hình xưởng này cũng sẽ không quá cao. Nếu chủ doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng bằng khung thép tiền chế thì nhà xưởng còn có thể xây dựng trên các địa hình yếu và không bằng phẳng.
  • Tiết kiệm chi phí: So với những nhà xưởng lớn thì những mẫu nhà xưởng dưới 1,000m2 sẽ tiết kiệm tối đa chi phí cho doanh nghiệp. Vì diện tích nhỏ nên tất nhiên các loại chi phí dành cho thiết kế, thi công, xây dựng cũng ít hơn. Doanh nghiệp có thể loại bỏ các chi phí không cần thiết và sử dụng phần tiền đó vào hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, các nhà xưởng nhỏ còn giúp nhà đầu tư tiết kiệm chi phí vận hành, bảo dưỡng hàng năm.

2. Một số bản vẽ nhà xưởng công nghiệp nhỏ

Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều mẫu nhà xưởng nhỏ, đẹp và tiện lợi. Dưới đây là bản vẽ của một số mẫu nhà xưởng thông dụng và được doanh nghiệp ưa chuộng nhất hiện nay như:

2.1 Mẫu nhà xưởng có diện tích 300m2

Nhà xưởng 300m2 sẽ có diện tích nhỏ và điều kiện xây dựng đơn giản phù hợp với các loại hình kinh doanh các nhân hay hộ gia đình với chi phí thấp, không yêu cầu quá nhiều không gian, diện tích hay cơ sở vật chất. Các doanh nghiệp mới thành lập cũng có thể lựa chọn mẫu nhà xưởng này để tiết kiệm không gian, diện tích và chi phí.

Thi công nhà xưởng công nghiệp nhỏ
Thi công nhà xưởng công nghiệp nhỏ

2.2 Mẫu nhà xưởng có diện tích 500m2

Một sự lựa chọn nữa cho các doanh nghiệp nhỏ là mẫu nhà xưởng có diện tích 500m2. Loại nhà xưởng này thích hợp để làm kho chứa hàng, nơi lắp đặt máy móc thiết bị hay xưởng gia công. Nhà xưởng có diện tích 500m2 cũng rất dễ lắp đặt, tiết kiệm thời gian, chi phí xây dựng cho doanh nghiệp.

2.3 Mẫu nhà xưởng có diện tích 800m2

Các doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa hoặc các doanh nghiệp dịch vụ hàng hóa có thể lựa chọn mẫu nhà xưởng có diện tích 800m2. Diện tích lớn hơn giúp tăng không gian sử dụng, nhà xưởng này còn có thể chia thành nhiều khu với các nhiệm vụ riêng, điều này doanh nghiệp dễ quản lý quy trình sản xuất.

2.4 Mẫu nhà xưởng có diện tích 1,000m2

Nếu mong muốn có nhiều chỗ chứa và có nhiều không gian sản xuất hơn thì doanh nghiệp có thể cân nhắc tới mẫu nhà xưởng có diện tích 1,000m2. Mẫu nhà xưởng này thích hợp để làm nhà kho, xưởng sản xuất, xưởng lắp đặt,… Với diện tích này, nhà xưởng trông cũng khá rộng để doanh nghiệp có thể thoải mái hơn trong phân bố các khu vực sản xuất. 

Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp nhỏ 1,000m2
Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp nhỏ 1,000m2

>>> Xem thêm: Tham khảo các mẫu bản vẽ nhà xưởng công nghiệp hiệu quả của dự án xây dựng lớn

3. Một số lưu ý khi thiết kế các nhà xưởng công nghiệp nhỏ

Sau đây, BMB Steel xin được chia sẽ đến quý khách hàng một vào điều cần chú ý trong quá trình thiết kế nhà xưởng để quá trình xây dựng diễn ra hiệu quả nhất. 

3.1 Xác định vật liệu chính sử dụng trong quá trình xây nhà xưởng

Bước đầu tiên khi thiết kế bản vẽ xây dựng là lựa chọn vật liệu chính cấu tạo nên nhà xưởng. Vật liệu xây dựng phải đảm bảo độ chắc chắn và phù hợp với mục đích sử dụng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng những vật liệu truyền thống như gạch, cát, xi măng, bê tông hoặc các vật liệu hiện đại như khung thép tiền chế, gạch không nung,... để làm vật liệu chính của công trình.

 

ổng quan xây dựng nhà xưởng công nghiệp nhỏ
ổng quan xây dựng nhà xưởng công nghiệp nhỏ

3.2 Lên kế hoạch xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công

Có rất nhiều vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thi công xây dựng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhà xưởng. Do đó, từ những bước đầu tiên như thiết kế bản vẽ, doanh nghiệp cần lường trước và đưa ra giải pháp cho các vấn đề có thể xảy ra liên quan tới móng, cốt, nền, máy móc. Một số vấn đề có thể xảy ra là hệ thống kết cấu bị biến dạng, sập đổ công trình, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, hỏa hoạn, cháy nổ,...

3.3 Đảm bảo an toàn lao động cho nhân công

An toàn lao động của nhân công phải được đặt lên hàng đầu. Trong quá trình thi công, doanh nghiệp cần lưu ý lắp đặt đủ các thiết bị bảo hộ lao động để tránh các sự việc đáng tiếc. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải đặt các biển cảnh báo lao động ở những khu vực nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn. 

3.4 Đảm bảo chất lượng môi trường

Bảo vệ môi trường khi xây dựng nhà xưởng cũng là vấn đề đáng chú ý của chủ đầu tư. Trong quá trình thi công, doanh nghiệp phải có các biện pháp xử lý nguồn nguyên vật liệu dư thừa, chất thải xây dựng để hạn chế ô nhiễm môi trường. Doanh nghiệp phải tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường trong thi công công trình theo Thông tư số 02/2018/TT-BXD. 

 

Giai đoạn lắp đặt khung nhà xưởng công nghiệp
Giai đoạn lắp đặt khung nhà xưởng công nghiệp

3.5 Xây dựng hệ thống chiếu sáng phù hợp cho nhà xưởng

Khi thiết kế bản vẽ nhà công nghiệp hay nhà xưởng, nhà kho, doanh nghiệp sẽ thiết kế luôn hệ thống chiếu sáng bên trong nó. Hệ thống chiếu nhà xưởng sẽ cần phải chọn lựa và tính toán phù hợp, bởi nếu không có thể sẽ gây lãng phí và hiệu suất sản xuất không hiệu quả. Đối với những mẫu nhà xưởng nhỏ nên sử dụng những mẫu đèn LED nhà xưởng công suất nhỏ như đèn LED nhà xưởng 50W hoặc đèn LED nhà xưởng 100W.

Trên đây là tất cả những thông tin về việc xây dựng và thiết kế bản vẽ nhà xưởng nhỏBMB Steel muốn chia sẻ tới quý khách hàng. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho quý khách hàng trong quá trình xây dựng nhà xưởng của mình.

 

>>> Tham khảo: Bản vẽ thiết kế nhà xưởng sản xuất phổ biến hiện đại hiện nay

BÀI MỚI NHẤT
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/11/10467/span-in-factory-construction-1.jpg
3 ngày trước
Tìm hiểu khẩu độ nhà xưởng là gì, khám phá các khái niệm khẩu độ khác, cách tính toán, ứng dụng của khẩu độ, một số lưu ý khi thiết kế và xây dựng nhà xưởng.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/10/10263/xay-dung-nha-xuong-cong-nghiep-6.jpg
1 tháng trước
Tìm hiểu quy trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp từ thiết kế, thi công đến hoàn thiện, đảm bảo chất lượng và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/10/10227/nha-lap-ghep-32.jpg
1 tháng trước
Khám phá 30 mẫu nhà lắp ghép thông minh, cao cấp chỉ từ 50 triệu đồng. Tìm hiểu về cấu tạo, lợi ích và sự khác biệt giữa nhà lắp ghép và nhà thép tiền chế.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/10/10175/thiet-ke-nha-xuong-1.jpg
1 tháng trước
Tìm hiểu về quy trình thiết kế nhà xưởng cùng BMB Steel. Báo giá dịch vụ thi công và thiết kế nhà xưởng 2024, tối ưu không gian, chi phí và đảm bảo chất lượng công trình.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/09/10139/thi-cong-nha-xuong-khung-thep-tien-che-7.jpg
1 tháng trước
Xây dựng nhà xưởng tiền chế với giải pháp nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, bền vững và linh hoạt. Tìm hiểu quy trình xây dựng và báo giá chi tiết tại đây.
Bình luận (0)
HOTLINE
(+84) 767676170
CONTACT US
NOW