TRUYỀN THÔNG

TIN TỨC

Tổng hợp 15+ bản vẽ thiết kế nhà xưởng khung thép tiền chế hiện đại

09-05-2021
Mục lục bài viết
  1. 1. Bản vẽ thiết kế nhà xưởng, nhà công nghiệp là gì? 
  2. 2. Một số mẫu bản vẽ thiết kế nhà xưởng, bản vẽ nhà công nghiệp 
    1. 2.1 Mẫu bản vẽ nhà kho tiền chế cấp 4
    2. 2.2 Mẫu bản vẽ nhà xưởng khung thép tiền chế 12m
    3. 2.3 Mẫu bản vẽ nhà xưởng khung thép tiền chế 25m
    4. 2.4 Mẫu bản vẽ nhà xưởng khung thép tiền chế 300m2
    5. 2.5 Mẫu bản vẽ nhà xưởng khung thép tiền chế 2000m2
    6. 2.6 Mẫu bản vẽ nhà xưởng tiền chế làm kho nông sản
    7. 2.7 Mẫu bản vẽ nhà xưởng khung thép tiền chế 1 tầng
    8. 2.8 Mẫu bản vẽ xưởng may
    9. 2.9 Mẫu bản vẽ xưởng cơ khí
    10. 2.10 Mẫu bản vẽ nhà thép tiền chế 2 tầng
    11. 2.11 Mẫu bản vẽ nhà xưởng công nghiệp có diện tích 10,000m2
    12. 2.12 Mẫu bản vẽ nhà xưởng công nghiệp có diện tích 20,000m2
    13. 2.13 Mẫu bản vẽ nhà công nghiệp có diện tích 30,000m2
    14. 2.14 Mẫu bản vẽ nhà công nghiệp có diện tích 60,000m2
    15. 2.15 Mẫu bản vẽ nhà xưởng công nghiệp có diện tích 100,000m2
  3. 3. Tại sao cần phải thiết kế bản vẽ nhà xưởng trước khi xây dựng?
  4. 4. Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà xưởng bao gồm những phần nào?
    1. 4.1 Bản vẽ phần kiến trúc
    2. 4.2 Bản vẽ kết cấu thép
    3. 4.3 Bản vẽ hệ thống điện chiếu sáng
    4. 4.4 Bản vẽ hệ thống nước
  5. 5. Các bước tiến hành thiết kế bản vẽ nhà xưởng công nghiệp sản xuất
    1. Bước 1: Thiết kế cơ sở
    2. Bước 2: Thiết kế bản vẽ thi công
  6. 6. Một số lưu ý khi thiết kế bản vẽ nhà xưởng công nghiệp sản xuất

Khi xây dựng bất kì công trình nào, bản vẽ thiết kế là điều đầu tiên cần có và phải được chuẩn bị đầy đủ. Bản vẽ thiết kế nhà xưởng sẽ mô tả hết tất cả những dữ liệu cần có để tạo nên một công trình hoàn hảo. Vậy một bản vẽ kết cấu nhà xưởng, bản vẽ nhà công nghiệp chuyên nghiệp là như thế nào? Bản vẽ thiết kế nhà xưởng cần những gì? Hãy cùng BMB Steel tìm hiểu ngay sau đây!

1. Bản vẽ thiết kế nhà xưởng, nhà công nghiệp là gì? 

Bản vẽ thiết kế nhà xưởng, nhà công nghiệp là bản mô tả dưới hình thức thể hiện bằng hình ảnh, thông số dữ liệu. Nó cung cấp đầy đủ cho người nhìn mọi chi tiết, mọi cấu trúc, kiến tạo nên một công trình gồm những gì. Về cả phương án sử dụng hay phương án thiết kế. Bản vẽ càng chi tiết, càng rõ ràng thì xây dựng mới đạt chuẩn. Hơn nữa, có bản vẽ kết cấu nhà xưởng như vậy mới định được mức đầu tư kinh phí.Hình ảnh bản vẽ thiết kế nhà xưởng

Bản vẽ kết cấu nhà xưởng phải được thiết kế ngay từ những khâu đầu tiên. Do những kỹ sư xây dựng có trình độ chuyên môn cao, kết hợp cùng việc sử dụng những phần mềm hỗ trợ kỹ thuật chuyên dụng để tạo nên. Khi đó, các bản vẽ thiết kế nhà xưởng mới đảm bảo đạt độ chính xác cao, công trình nhà xưởng khung thép công nghiệp tiền chế làm ra sẽ đạt được chất lượng tốt nhất. 

2. Một số mẫu bản vẽ thiết kế nhà xưởng, bản vẽ nhà công nghiệp 

BMB Steel đã tổng hợp lại các mẫu bản vẽ thiết kế nhà xưởng, bản vẽ nhà công nghiệp đẹp, được ưa chuộng sử dụng hiện nay, tham khảo ngay:

2.1 Mẫu bản vẽ nhà kho tiền chế cấp 4

Nhà kho tiền chế cấp 4 được thiết kế với quy mô nhỏ gọn, phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bản vẽ thể hiện kết cấu đơn giản, dễ thi công với chiều cao trung bình 4-5m, cho phép mở rộng linh hoạt theo nhu cầu. Tham khảo bản vẽ dưới đây:

bản vẽ thiết kế nhà xưởng cấp 4

Xem thêm nhiều bản vẽ hơn tại: Khám phá các bản vẽ nhà xưởng thép tiền chế cấp 4 đẹp nhất

2.2 Mẫu bản vẽ nhà xưởng khung thép tiền chế 12m

Với nhịp lớn 12m, mẫu này thích hợp làm nhà kho hoặc xưởng sản xuất quy mô vừa. Thiết kế ưu tiên tính linh hoạt với mái dốc hoặc mái vòm đảm bảo thoát nước hiệu quả.

Các yếu tố quan trọng cần có trong bản vẽ nhà xưởng:

  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể và chi tiết từng khu vực
  • Bản vẽ kết cấu móng và khung thép
  • Bản vẽ hệ thống điện, nước, PCCC
  • Chi tiết các mối nối và liên kết
  • Bảng thống kê vật tư, thiết bị

Tham khảo bản vẽ dưới đây: 

Bản vẽ nhà xưởng thép tiền chế 12m

2.3 Mẫu bản vẽ nhà xưởng khung thép tiền chế 25m

Thiết kế 25m phù hợp cho các doanh nghiệp có nhu cầu không gian lớn. Bản vẽ thể hiện rõ hệ thống cột kèo, hệ thống liên kết và chi tiết móng đảm bảo độ bền vững. Cùng tham khảo bản vẽ nhé:

Bản vẽ thiết kế nhà xưởng tiền chế 25m

2.4 Mẫu bản vẽ nhà xưởng khung thép tiền chế 300m2

Thiết kế nhà xưởng 300m2 là lựa chọn phổ biến cho doanh nghiệp vừa. Bản vẽ thể hiện đầy đủ hệ thống kết cấu chính và phụ, với chi phí đầu tư khoảng 500-750 triệu đồng tùy theo yêu cầu cụ thể. Tham khảo bản vẽ sau:

Bản vẽ nhà xưởng 300m2

 

2.5 Mẫu bản vẽ nhà xưởng khung thép tiền chế 2000m2

Đây là mẫu thiết kế quy mô lớn, phù hợp cho các nhà máy sản xuất công nghiệp. Bản vẽ bao gồm nhiều phân khu chức năng như khu sản xuất chính, kho chứa, văn phòng điều hành với hệ thống kết cấu phức tạp.

Mẫu bản vẽ nhà xưởng khung thép tiền chế 2000m2

2.6 Mẫu bản vẽ nhà xưởng tiền chế làm kho nông sản

Thiết kế đặc biệt chú trọng đến yếu tố cách nhiệt và bảo quản. Bản vẽ thể hiện rõ việc sử dụng vật liệu cách nhiệt như tấm panel, hệ thống thông gió và kiểm soát độ ẩm. Xem ngay bản vẽ thiết kế dưới đây:

bản vẽ nhà xưởng kho nông sản

2.7 Mẫu bản vẽ nhà xưởng khung thép tiền chế 1 tầng

Bản vẽ nhà xưởng khung thép tiền chế 1 tầng là tài liệu kỹ thuật chi tiết, mô tả toàn bộ cấu trúc và các thành phần của một công trình nhà xưởng được xây dựng bằng khung thép tiền chế. Bản vẽ này là nền tảng quan trọng cho quá trình thiết kế, sản xuất và thi công nhà xưởng, đảm bảo công trình được xây dựng đúng tiêu chuẩn, an toàn và hiệu quả.

Bản vẽ nhà xưởng khung thép 1 tầng

2.8 Mẫu bản vẽ xưởng may

BMB Steel thiết kế xưởng may với việc tối ưu bố trí dây chuyền sản xuất. Bản vẽ chi tiết các khu vực như phòng cắt, khu may, kho nguyên phụ liệu và thành phẩm, đảm bảo quy trình sản xuất thông suốt.

Bản vẽ kết cấu nhà xưởng may

2.9 Mẫu bản vẽ xưởng cơ khí

Thiết kế xưởng cơ khí đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng về tải trọng và không gian. Bản vẽ thể hiện rõ vị trí đặt máy móc, thiết bị nặng, hệ thống cầu trục và các yêu cầu an toàn đặc thù.

bản vẽ nhà xưởng cơ khí

2.10 Mẫu bản vẽ nhà thép tiền chế 2 tầng

Giải pháp tối ưu cho không gian hẹp, thiết kế 2 tầng cho phép tận dụng tối đa diện tích. Bản vẽ thể hiện chi tiết kết cấu sàn, cầu thang, hệ thống chịu lực và phương án thoát hiểm.

Bản vẽ nhà xưởng tiền chế 2 tầng

Bản vẽ nhà công nghiệp 2 tầng

2.11 Mẫu bản vẽ nhà xưởng công nghiệp có diện tích 10,000m2

Mẫu nhà xưởng 10,000m2 có thiết kế không quá phức tạp, yêu cầu một không gian rộng rãi để có thể chứa nhiều thiết bị, máy móc. Mẫu nhà xưởng này phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường được sử dụng làm kho chứa hàng hóa, chứa máy móc hoặc trang thiết bị dùng trong sản xuất. Mẫu nhà xưởng 10,000m2 có ưu điểm lớn về mặt diện tích là giải pháp cho các doanh nghiệp phát triển dây chuyền sản xuất trong tương lai.

Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp lớn 10,000m2
Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp lớn 10,000m2

2.12 Mẫu bản vẽ nhà xưởng công nghiệp có diện tích 20,000m2

So với mẫu nhà xưởng 10,000m2, mẫu nhà xưởng công nghiệp lớn 20,000m2 sẽ đem đến khoảng không gian rộng rãi thoáng mát hơn, mở rộng không gian chứa của nhà xưởng, tiết kiệm cho doanh nghiệp chi phí xây dựng nhà chứa nguyên vật liệu. Mẫu nhà xưởng này phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm lực kinh tế cao hơn.

Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp lớn 20,000m2
Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp lớn 20,000m2

2.13 Mẫu bản vẽ nhà công nghiệp có diện tích 30,000m2

Các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn muốn đầu tư vào quy trình sản xuất hoặc đầu tư cho kho bãi lớn để chứa hàng thì có thể cân nhắc đến mẫu nhà xưởng công nghiệp lớn 30,000m2. Những mẫu nhà xưởng 30,000m2 có diện tích lớn, thiết kế đơn giản, rộng rãi, thoáng đãng, giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong quá trình phân bố các khu vực sản xuất. 

Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp lớn 30,000m2
Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp lớn 30,000m2

2.14 Mẫu bản vẽ nhà công nghiệp có diện tích 60,000m2

Mẫu nhà xưởng công nghiệp 60,000m2 phù hợp với các doanh nghiệp vừa và lớn. Nhà xưởng loại này có cấu trúc lớn, tải trọng lớn giúp chứa được khối lượng tài nguyên lớn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể chia các vị trí trong dây chuyền sản xuất thành các phân khu để dễ dàng quản lý.

Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp lớn 60,000m2
Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp lớn 60,000m2

2.15 Mẫu bản vẽ nhà xưởng công nghiệp có diện tích 100,000m2

Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm thủy sản hoặc doanh nghiệp có quy trình sản xuất dây truyền dao động từ 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng có thể cân nhắc đến mẫu nhà xưởng công nghiệp lớn 100,000m2. Mẫu nhà xưởng này sẽ đem đến cho doanh nghiệp một không gian hoạt động rất lớn và thoáng đãng, có thể đặt quy trình sản xuất và kho bãi,.. Tuy nhiên, diện tích lớn đồng nghĩa với việc chi phí bỏ ra cho mẫu nhà xưởng này cũng cực kỳ lớn, do đó doanh nghiệp cần lập hạch toán chi phí phù hợp để tránh các lãng phí không đáng có.

Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp lớn 100,000m2
Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp lớn 100,000m2

3. Tại sao cần phải thiết kế bản vẽ nhà xưởng trước khi xây dựng?

Tại sao chúng ta cần phải thực hiện quá trình thiết kế bản vẽ trước khi xây dựng một công trình nào đó nhỉ? Hãy cùng chúng tôi điểm qua các lợi ích mà bản vẽ kết cấu nhà xưởng mang lại:

  • Đảm bảo rằng công năng của xưởng sản xuất đã phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng mà chủ đầu tư đề ra.
  • Đảm bảo nhà xưởng có thiết kế phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.
  • Bản vẽ thiết kế là cơ sở để giám sát và quản lý chất lượng công trình trong quá trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp sản xuất cũng như việc kiểm tra, nghiệm thu đưa vào sử dụng.
  • Bản vẽ thiết kế là còn có mục đích sử dụng cho việc lập dự toán, dự trù chi phí và triển khai thi công theo dự toán nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế cho công trình.
Hoàn tất xây dựng nhà xưởng công nghiệp sản xuất
Hoàn tất xây dựng nhà xưởng công nghiệp sản xuất

4. Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà xưởng bao gồm những phần nào?

Hình ảnh thiết kế bản vẽ nhà xưởng công nghiệp

Để xây dựng một công trình nhà xưởng không chỉ thể hiện trên cùng một bản vẽ. Mỗi cấu trúc, mỗi khu vực riêng hay một cấu tạo riêng cần có bản vẽ tổng thể rồi đến chi tiết. Trình tự bản vẽ cần phải đặt theo đúng trình tự, đúng khoa học, đúng kiến trúc tổng thể từ ngoài vào, từ trên xuống,... Một công trình nhà thép tiền chế hoàn thiện cần có những bản thiết kế như: 

4.1 Bản vẽ phần kiến trúc

Bản vẽ kiến trúc nhà xưởng công nghiệp

Bản vẽ phần kiến trúc sẽ là bản vẽ tổng thể nhất, cho biết các khu vực trong nhà xưởng sẽ được phân bố ra sao. Kiến trúc quy hoạch trên mặt bằng như thế nào. Bên cạnh đó là mặt đứng, lớp cắt ngang. Phần bản vẽ mặt bằng phải thể hiện được chiều cao, chiều rộng, các tỷ lệ phân chia cho các khu vực trong công trình nhà xưởng. Còn phần bản vẽ mặt đứng phải chỉ ra được hình dạng tổng quát của cả công trình. Bên cạnh đó là mặt cắt ngang sẽ cho bạn thấy rõ những chi tiết, những ngõ ngách ở phía trong ngôi nhà xưởng tiền chế mà bạn muốn xây dựng.

4.2 Bản vẽ kết cấu thép

Bản vẽ kết cấu thép nhà xưởng thép tiền chế

Bản vẽ kết cấu thép sẽ bao gồm các chi tiết mặt bằng, những vị trí được định vị một các chính xác. Bao gồm những chi tiết móng, chi tiết mặt bằng cột, dầm, kèo,... Hay các cột thép, các thanh xà ngang cần sử dụng. Toàn bộ phần khung để tạo kết cấu thép chung cho ngôi nhà sẽ được thể hiện trên bản vẽ này. 

4.3 Bản vẽ hệ thống điện chiếu sáng

Hình ảnh bản vẽ hệ thống điện chiếu sáng nhà xưởng

Hệ thống điện chiếu sáng là một phần quan trọng trong kiến trúc nhà xưởng tiền chế. Đèn điện chiếu sáng sẽ được phân bố ở vị trí nào. Các vị trí đặt ổ cắm, sơ đồ điện cần xây dựng ra sao,... Hệ thống điện chiếu sáng cần làm bản vẽ chi tiết và chính xác để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng công trình nhà xưởng. 

4.4 Bản vẽ hệ thống nước

Hệ thống nước cũng cần có bản vẽ chi tiết để hoàn thiện công trình. Hệ thống cung cấp nước, đường ống dẫn nước, đường ống thoát nước,... Một điểm lưu ý nữa đó là công trình chống thấm nước, đảm bảo tải trọng chịu lực tốt.

Hình ảnh hệ thống nước nhà xưởng thép tiền chế

Các bản vẽ ngoài thể hiện kết cấu hình dáng còn phải thể hiện được các vật liệu xây dựng, thống kê được những thứ cần đầu tư, số tiền cần chi trả. Từ đó, việc chi tiêu sẽ giảm được các mức phí phát sinh. Việc thi công sẽ không bỏ sót bất cứ thành phần nào. Các bạn hãy tham khảo thêm những lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà xưởng để giúp bản vẽ hoàn chỉnh nhất.

5. Các bước tiến hành thiết kế bản vẽ nhà xưởng công nghiệp sản xuất

Bước 1: Thiết kế cơ sở

Bản vẽ thiết kế cơ sở sẽ bao gồm hai phần: Thuyết minh và bản vẽ.

Phần thuyết minh:

  • Bản mô tả về địa điểm thi công, hạ tầng kỹ thuật, phương án thiết kế công trình.
  • Phương án công nghệ được sử dụng.
  • Phương án kiến trúc.
  • Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật…
  • Phương án phòng chống cháy nổ theo đúng quy định của nhà nước.
  • Phương án bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.
Công trình nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép
Công trình nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép

Phần bản vẽ:

  • Bản vẽ tổng quan công trình (các mặt đứng, mặt ngang, mặt cắt,… của công trình).
  • Bản vẽ dây chuyền công nghệ, sơ đồ công nghệ.
  • Bản vẽ phương án kiến trúc.
  • Bản vẽ phương án kết cấu chính.

Bước 2: Thiết kế bản vẽ thi công

Hồ sơ của bản vẽ thiết kế sẽ bao gồm những nội dung chính như:

  • Mặt bằng tổng thể.
  • Mặt bằng sơ đồ công nghệ, công trình phụ đi kèm.
  • Hồ sơ phối cảnh, kiến trúc công trình.
  • Hồ sơ kết cấu khung kèo.
  • Hồ sơ kỹ thuật điện, nước.
  • Hồ sơ phòng cháy chữa cháy, xử lý nước thải.
  • Bể nước ngầm.
Hoàn tất bản vẽ thiết kế nhà xưởng thép tiền chế
Hoàn tất xây dựng thiết kế nhà xưởng thép tiền chế

6. Một số lưu ý khi thiết kế bản vẽ nhà xưởng công nghiệp sản xuất

  • Người thiết kế nhà xưởng phải thông hiểu việc sử dụng các nguyên vật liệu.
  • Các thông số trong bản vẽ cần được tính toán chính xác tuyệt đối, đảm bảo các quy định về xây dựng của pháp luật.
  • Bản vẽ phải thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật của nhà xưởng, chi tiết vật liệu cấu tạo thép với các tiêu chuẩn đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công.
  • Bản vẽ cần thể hiện rõ cách bố trí từng khu vực, vị trí của từng máy móc.
  • Doanh nghiệp cần lựa chọn một đơn vị thi công tốt để có thể trao trọn quyền xây dựng công trình của mình cho họ.
Lắp đặt nhà xưởng công nghiệp sản xuất
Lắp đặt nhà xưởng công nghiệp sản xuất

Việc thiết kế nên một bản vẽ thiết kế nhà xưởng, bản vẽ nhà công nghiệp hoàn hảo là bước đầu cho việc xây dựng nên một nhà xưởng tốt. Nhà xưởng công nghiệp sản xuất là yếu tố quan trọng hàng đầu của một doanh nghiệp sản xuất, vì vậy doanh nghiệp hãy cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn công ty xây dựng mà mình sẽ đặt niềm tin. BMB Steel với 18 năm hoạt động cùng với đội ngũ kỹ sư, nhân viên giàu kinh nghiệm và nhiệt huyệt, chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho quý khách hàng những công trình thi công nhà thép tiền chế chất lượng, độc đáo và riêng biệt.

BÀI MỚI NHẤT
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/10/10263/xay-dung-nha-xuong-cong-nghiep-6.jpg
1 tháng trước
Tìm hiểu quy trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp từ thiết kế, thi công đến hoàn thiện, đảm bảo chất lượng và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/10/10227/nha-lap-ghep-32.jpg
1 tháng trước
Khám phá 30 mẫu nhà lắp ghép thông minh, cao cấp chỉ từ 50 triệu đồng. Tìm hiểu về cấu tạo, lợi ích và sự khác biệt giữa nhà lắp ghép và nhà thép tiền chế.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/10/10175/thiet-ke-nha-xuong-1.jpg
1 tháng trước
Tìm hiểu về quy trình thiết kế nhà xưởng cùng BMB Steel. Báo giá dịch vụ thi công và thiết kế nhà xưởng 2024, tối ưu không gian, chi phí và đảm bảo chất lượng công trình.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/09/10139/thi-cong-nha-xuong-khung-thep-tien-che-7.jpg
1 tháng trước
Thi công nhà xưởng khung thép tiền chế với giải pháp nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, bền vững và linh hoạt. Tìm hiểu quy trình và báo giá chi tiết tại đây.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2023/09/8584/lien-ket-bu-long.png
1 năm trước
Nhà thép tiền chế được cấu thành từ nhiều cấu kiện thép khác nhau thông qua hệ thống các liên kết. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về liên kết bu lông ứng dụng trong công trình nhà thép tiền chế.
Bình luận (0)
HOTLINE
(+84) 767676170
CONTACT US
NOW