TRUYỀN THÔNG

TIN TỨC

Những lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà xưởng

08-08-2021

Thiết kế nhà xưởng đúng theo tiêu chuẩn, chất lượng cao sẽ giúp các nhà đầu tư tận dụng tối đa công năng của đất, tiết kiệm chi phí tạo ra môi trường làm việc tốt cho người lao động giúp người lao động làm việc hiệu quả. Dưới đây BMB Steel chia sẻ những lưu ý trong thiết kế và thi công nhà xưởng, nhà máy tiền chế.

1. Phân khu đất nhà xưởng công nghiệp

 lưu ý trong thiết kế và thi công nhà xưởng, nhà máy tiền chế 1

Để tận dụng diện tích đất hiệu quả chủ đầu tư cần phân khu nhà xưởng cụ thể rõ ràng, gộp nhóm các phân xưởng, công trình, các thiết bị được phân chia theo chức năng cụ thể và riêng biệt. Mặt bằng nhà xưởng thông thường sẽ được chia thành các khu sau:

  • Khu trước nhà xưởng: Ở đây thường là khu cổng ra vào, khu hành chính, các phòng đón tiếp khách và trưng bày sản phẩm…Tất cả những khu vực này có thể được bố trí tập trung tại một điểm hoặc phân chia thành các phòng khác nhau, tùy theo quy mô, quy hoạch chung của khu công nghiệp.
  • Khu vực sản xuất: Khu vực này sẽ là nơi phân bổ cũng như tiến hành bố trí các phân xưởng sản xuất chính, phân xưởng sản xuất phụ và các khu vực dây chuyền sản xuất.
  • Khu phụ trợ sản xuất: Đây là nơi tập trung của các công trình phục vụ cho dây chuyền sản xuất, nơi bố trí các phân xưởng, những công trình năng lượng, trạm phát điện hay trạm biến thế, nhà điều hành, trạm bơm, các mạng lưới kỹ thuật…
  • Khu vực kho và đơn vị giao thông vận tải: Đây là một khu vực dùng để chứa các loại nguyên vật liệu, phụ trách việc xuất và bán các thành phẩm của công xưởng, phục vụ bảo quản các thiết bị vận tải.

2. Bố trí mặt bằng tổng thể

 lưu ý trong thiết kế và thi công nhà xưởng, nhà máy tiền chế 2

Nhằm tiết kiệm được thời gian và tăng công suất lao động, hiệu quả công việc thì việc thiết kế mặt bằng sao cho có thể rút ngắn thời gian di chuyển và thuận lợi trong quá trình sản xuất là điều cần thiết. Vì vậy, các phân khu tại xưởng được phân thành các khu như sau:

  • Khu vực có khối lượng vận chuyển nhiều nhất: đây là khu tiếp nhận những nguyên liệu và vật liệu, bên cạnh đó đây là nơi xuất các loại hàng hóa.
  • Khu vực có khối lượng vận chuyển trung bình: tại đây sẽ là diễn ra và phụ trách vận chuyển qua lại giữa các xưởng.
  • Khu vực có khối lượng vận chuyển ít: là khu vực vận chuyển và nhận các bước cuối luồng hàng.

3. Phân luồng lưu thông

 lưu ý trong thiết kế và thi công nhà xưởng, nhà máy tiền chế 3

Để có thể dễ dàng hơn trong việc lưu thông, điều khiển các phân khu, tổ chức các luồng hàng, luồng nhân sự nên được phân chia thành các khu vực cụ thể sao cho mật độ công nhân được hài hòa, các phân xưởng được bố trí lực lượng nhân công như sau:

  • Luồng hàng: là luồng vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu để vận chuyển hàng hóa, nhập những nguyên vật liệu sản xuất cần thiết cho nhà máy.
  • Luồng người: Hầu hết là các nhân công lao động di chuyển khi tới nhà máy làm việc hay di chuyển từ các công xưởng này sang công xưởng khác.

Các luồng hàng và luồng người phải được bố trí gọn gàng sao cho không tắc nghẽn, cắt nhau để có thể thuận lợi trong quá trình di chuyển, vận chuyển hàng hóa. Nếu trong trường hợp bất khả kháng mà hai luồng bắt buộc phải cắt qua nhau thì cần bố trí thêm cầu vượt hoặc tuyến đi qua sao cho thuận lợi nhất có thể.

4. Tối ưu diện tích đất sử dụng, nâng cao mật độ xây dựng

 lưu ý trong thiết kế và thi công nhà xưởng, nhà máy tiền chế 4

Để tối ưu hóa quỹ đất sử dụng thì nhà xây dựng phải có những thiết kế nhà xưởng sao cho bao quát, có những phương án tối ưu giúp chủ đầu tư tiết kiệm đất đai và tránh những chi phí không cần thiết. Một số phương án được dùng nhiều trong khi thiết kế nhà xưởng:

  • Hợp nhất thành khối: Nếu như các phòng ban và các khu vực hành chính hay phân xưởng có chung những đặc điểm về vệ sinh, khí hậu, thông số xây dựng giống nhau thì có thể gộp chung tại một khu vực, việc gộp lại như vậy có thể giảm bớt hạng mục xây dựng cũng như giảm bớt được chi phí về điện, nước, rút ngắn mạng lưới giao thông, hay đường ống kỹ thuật.
  • Kiểu dáng kiến trúc: Xây dựng nhà xưởng nhằm mục đích sử dụng sản xuất, nhà máy, kho hàng thì nên có kiến trúc đơn giản như hình hộp, hình chữ nhật,... xây tầng thông thường để giảm bớt chi phí xây dựng, tiết kiệm được quỹ đất.
  • Tăng số tầng nhà: Việc tăng số tầng nhà cũng là một giải pháp phổ biến giúp mở rộng được không gian sử dụng, nâng cao mật độ xây dựng. Tuy nhiên việc xây dựng số tầng cũng sẽ phải tuân theo quy định của nhà nước đưa ra.

5. Tính linh hoạt

Thiết kế nhà xưởng cần đảm bảo tính linh hoạt thì công trình sẽ không bị lỗi thời qua thời gian sử dụng, ứng biến phù hợp khi có sự thay đổi mới về sản phẩm. Tính linh hoạt của một nhà xưởng có thể được tăng lên bằng cách:

  • Xây dựng sàn và mặt bằng nền rộng, tránh các loại hình kèo cột để không bị cản trở hay vướng víu trong quá trình lao động, cũng như sau này có thể bố trí và xây dựng lại mà không gặp khó khăn.
  • Không có các vật cản lớn hay cố định như tường bê tông cốt thép hay vách ngăn chắc chắn ở trên mặt sàn.
  • Cung cấp lưới điện trên cao để có thể tới gần với thiết bị nhất có thể
  • Mặt sàn được thiết kế có thể chịu được nhiều trọng lượng của các loại máy móc nặng hơn về sau này nếu có thay đổi máy móc khác vẫn có thể chịu được lực.
  • Thực hiện cài đặt và không cố định các loại máy móc, nếu cần di chuyển vẫn có thể di chuyển một cách linh hoạt.

6. Tính toán khả năng mở rộng trong tương lai

 lưu ý trong thiết kế và thi công nhà xưởng, nhà máy tiền chế 6

Trong trường hợp muốn mở rộng thêm trong tương lai thì cần có những thiết kế chắc chắn và chất lượng về mức độ chịu lực, có nền móng vững chắc, những thiết kế linh hoạt sẽ giúp cho việc mở rộng sau này trở nên dễ dàng hơn. Tùy thuộc vào nhu cầu mở rộng tòa nhà sẽ được mở rộng theo chiều dài hay rộng hoặc nhiều tầng sẽ được xây dựng thêm. Nếu quyết định mở rộng chiều dài và chiều rộng. Các hình dáng nhà có thể dễ dàng mở rộng nếu cần như: F, E, H, L, U, T.

7. Đảm bảo phân kỳ xây dựng hoàn thiện giải pháp

Tại khu đất của nhà xưởng phải được phân chia thành từng bước và thời kỳ sẽ xây dựng theo đúng quy trình thi công của công trình cũng như đúng theo quy hoạch.

Vì vậy các kiến trúc sư khi tiến hành phác thảo cần có những cái nhìn bao quát về tổ chức cũng như quá trình vận hành cụ thể của nhà xưởng.  Quy hoạch các không gian, kiến trúc có sự thống nhất trước và sau quá trình sử dụng hay trong khi sử dụng, có ý định mở rộng phát triển thêm nhà xưởng.

8. Ánh sáng nhà xưởng

 lưu ý trong thiết kế và thi công nhà xưởng, nhà máy tiền chế 8

Yếu tố ánh sáng là yếu tố tạo nên một môi trường làm việc thoải mái cho nhân công, ánh sáng sẽ giúp tăng năng suất lao động cũng sẽ giảm các nguy cơ về tai nạn lao động, tăng sự hài lòng của nhân viên.

Ánh sáng có rất nhiều ưu điểm như:

  • Sản lượng tăng, chi phí giảm bớt
  • Chất lượng sản phẩm được tăng cao
  • Cải thiện tinh thần làm việc của nhân viên

9. Hướng thông gió

 lưu ý trong thiết kế và thi công nhà xưởng, nhà máy tiền chế 9

Việc thông gió giúp cho môi trường làm việc trở nên trong lành hơn, thay không khí cũ bằng không khí mới, loại bỏ các tạp chất trong không khí, các mùi khó chịu, độ ẩm và nhiệt độ cũng sẽ tăng lên. Vì vậy, cần thiết kế chắn chắc các thành sàn để bố trí quạt trần hay các lỗ thông hơi phù hợp những ngơi làm việc. 

10. Điều hòa nhiệt độ

 lưu ý trong thiết kế và thi công nhà xưởng, nhà máy tiền chế 10

Điều hòa kiểm soát nhiệt độ trong không khí, độ ẩm, độ sạch theo mùa là điều cần thiết giúp làm mát môi trường làm việc, làm giảm áp lực đối với công việc và hơn hết là bảo quản nguyên vật liệu, thành phẩm tốt nhất.

Trên đây là những lưu ý quan trọng dành cho doanh nghiệp khi thiết kế nhà xưởng. BMB Steel hy vọng các bạn thêm thông tin và trang bị thật tốt cho bản vẽ thiết kế nhà xưởng, nhà máy thép tiền chế

BÀI MỚI NHẤT
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/10/10263/xay-dung-nha-xuong-cong-nghiep-6.jpg
1 tháng trước
Tìm hiểu quy trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp từ thiết kế, thi công đến hoàn thiện, đảm bảo chất lượng và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/10/10227/nha-lap-ghep-32.jpg
1 tháng trước
Khám phá 30 mẫu nhà lắp ghép thông minh, cao cấp chỉ từ 50 triệu đồng. Tìm hiểu về cấu tạo, lợi ích và sự khác biệt giữa nhà lắp ghép và nhà thép tiền chế.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/10/10175/thiet-ke-nha-xuong-1.jpg
1 tháng trước
Tìm hiểu về quy trình thiết kế nhà xưởng cùng BMB Steel. Báo giá dịch vụ thi công và thiết kế nhà xưởng 2024, tối ưu không gian, chi phí và đảm bảo chất lượng công trình.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/09/10139/thi-cong-nha-xuong-khung-thep-tien-che-7.jpg
1 tháng trước
Thi công nhà xưởng khung thép tiền chế với giải pháp nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, bền vững và linh hoạt. Tìm hiểu quy trình và báo giá chi tiết tại đây.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2023/09/8584/lien-ket-bu-long.png
1 năm trước
Nhà thép tiền chế được cấu thành từ nhiều cấu kiện thép khác nhau thông qua hệ thống các liên kết. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về liên kết bu lông ứng dụng trong công trình nhà thép tiền chế.
Bình luận (0)
HOTLINE
(+84) 767676170
CONTACT US
NOW