Công trình nhà thép tiền chế được ứng dụng rộng rãi trong cả lĩnh vực thương mại và công nghiệp do có nhiều ưu điểm khác nhau. Các công trình nhà thép tiền chế ứng dụng trong thương mại và trong công nghiệp có yêu cầu và mục đích khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về những điểm khác biệt phổ biến giữa nhà thép tiền chế thương mại và công nghiệp nhằm giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp khi lập kế hoạch dự án xây dựng.
Nhà thép tiền chế là công trình thép được thiết kế, chế tạo và lắp ráp với các cấu kiện thép và phương pháp đã được tiêu chuẩn hóa trước khi vận chuyển đến công trường. Những tòa nhà này được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu cụ thể và được sản xuất bên ngoài công trường, giúp cho quá trình xây dựng diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Các cấu kiện của nhà thép tiền chế như cột, dầm, tấm thép được chế tạo trước tại nhà máy và sau đó được lắp ráp tại công trường. Phương pháp xây dựng nhà thép tiền chế có nhiều ưu điểm như hiệu quả chi phí, khả năng tùy chỉnh cao, độ bền và tuân thủ các quy tắc và quy định xây dựng. Nhờ vậy mà công trình nhà thép tiền chế được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp để đáp ứng nhu cầu riêng của các ngành.
Nhà thép tiền chế ứng dụng trong thương mại và trong công nghiệp:
Nhà thép tiền chế được ứng dụng phổ biến trong cả lĩnh vực thương mại và công nghiệp do có tính linh hoạt cũng như hiệu quả về chi phí và độ bền cao.
Nhà thép tiền chế ứng dụng trong thương mại thường là các không gian bán lẻ, văn phòng, nhà hàng,...
Nhà thép tiền chế ứng dụng trong công nghiệp để sản xuất, làm kho bãi do có độ bền, tính linh hoạt cao, phù hợp với các máy móc và thiết bị hạng nặng.
2.1 Thiết kế và bố trí
Các công trình phục vụ thương mại chủ yếu bao gồm không gian bán lẻ, văn phòng, nhà hàng hoặc các hoạt động kinh doanh khác. Do đó, thiết kế thường tập trung vào thẩm mỹ, khách hàng và thương hiệu. Các công trình thương mại thường có cửa sổ lớn, mặt tiền hấp dẫn và sơ đồ tầng mở.
Ngược lại, các công trình phục vụ công nghiệp (nhà máy sản xuất, kho bãi) thường có bố cục ưu tiên chức năng, ưu tiên bố trí máy móc thiết bị và sử dụng hiệu quả không gian. Các công trình này thường có trần cao, có khung kèo không cột giữa lớn và có cần cẩu trên cao nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ máy móc hạng nặng.
2.2 Cấu trúc
Các công trình ứng dụng trong thương mại thường không yêu cầu kết nối mạnh như các công trình ứng dụng trong công nghiệp. Các công trình thương mại hỗ trợ tải nhẹ như người, nội thất, hàng hóa. Mục đích chính của các công trình trung tâm là tạo ra không gian có tính thẩm mỹ hơn là không gian chứa các tải trọng lớn.
Ngược lại, các công trình công nghiệp được thiết kế để chịu được tải trọng lớn, có thể chịu tải các máy móc, thiết bị, hệ thống lưu trữ hạng nặng. Các thành phần kết cấu của công trình công nghiệp như cột, dầm, móng được thiết kế để chịu tải trọng cao, cung cấp nhiều không gian cho các việc vận hành các quy trình công nghiệp.
Chiều cao tòa nhà và khung kèo không cột giữa: Các công trình thương mại thường có chiều cao trần thấp hơn các công trình phục vụ công nghiệp. Các công trình công nghiệp có trần cao hơn và khung kèo không cột giữa lớn, cho phép lắp đặt máy móc, cần cẩu hoặc giá đựng đồ trên cao.
Khu vực bốc dỡ hàng: Các công trình thương mại có khu vực bốc dỡ hàng nhỏ, chủ yếu phục vụ việc nhận hàng hoặc lưu khu. Ngược lại, các công trình ứng dụng công nghiệp (đặc biệt là nha kho và trung tâm phân phối) yêu cầu có khu vực bốc dỡ hàng lớn để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, cho phép xe tải ra vào và cho phép các hoạt động bốc dỡ hàng diễn ra suôn sẻ.
2.3 Hệ thống phụ và nội thất
Các công trình ứng dụng trong thương mại đòi hỏi chú ý đến sự hoàn thiện nội thất và lắp đặt các hệ thống phụ để tạo ra môi trường thoải mái, thu hút khách hàng. Điều này bao gồm trang trí, lắp đặt hệ thống thông gió, điều hòa để kiểm soát khí hấu, âm thanh, ánh sáng nhằm cải thiện trải nghiệm tổng thể.
Các công trình ứng dụng trong công nghiệp thì đòi hỏi chú ý các chức năng, ưu tiên các hệ thống phụ hỗ trợ quy trình sản xuất và hiệu quả vận hành. Điều này bao gồm lắp đặt hệ thống thông gió chuyên dụng, sàn chịu tải nặng để chịu tải máy móc, thiết bị, hệ thống điện với công suất cao để cung cấp năng lượng cho máy móc hoạt động.
2.4 Thiết kế bên ngoài
Các công trình phục vụ thương mại tập trung vào tính thẩm mỹ và tạo vẻ ngoài hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng bằng cách tập trung vào các chi tiết kiến trúc, mặt tiền, cảnh quan, bãi đậu xe.
Ngược lại, các công trình công nghiệp ưu tiên chức năng và lợi ích thực tiễn. Bên ngoài các công trình công nghiệp thường có vẻ ngoài tiện dụng, sử dụng vật liệu bền, có khu bốc dỡ hiệu quả và không gian rộng rãi cho phép các hoạt động ra vào của xe tải.
2.5 Yêu cầu về quy hoạch và cấp phép
Các công trình thương mại và công trình công nghiệp phải tuân thủ các quy định phân vùng cũng như yêu cầu cấp phép khác nhau tùy vào mục đích sử dụng cụ thể. Các công trình thương mại thường phải tuân thủ các quy hoạch liên quan đến biển báo, bãi đậu xe, khoảng cách gần khu dân cư. Trong khi đó, các công trình công nghiệp cần quan tâm một số yêu cầu khác như quy định về tiếng ồn, tác động môi trường, giấy phép vật liệu nguy hiểm hoặc quản lý xử lý chất thải.
Nhìn chung, hiểu được sự khác biệt giữa các công trình nhà thép tiền chế công nghiệp và thương mại có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn thiết kế và quy trình thi công. Việc điều chỉnh thiết kế và chức năng phù hợp với mục đích sử dụng cho phép doanh nghiệp đạt được thành công khi xây dựng dự án, tối ưu hóa hiệu quả chức năng.
Xem thêm: Nên chọn nhà thép tiền chế thay thế nhà bê tông cốt thép hay không?