Chủ đầu tư, chủ thầu đơn vị xây dựng điều tiên quyết trước khi bước vào giai đoạn thi công là hoàn thành pháp lý các thủ tục xây dựng. Giấy phép xây dựng là yếu tố quan trọng nhất để thi công công trình hợp pháp và suôn sẻ. Để được cấp giấy phép xây dựng từ cơ quan nhà nước, bạn cần phải nắm rõ những quy định hồ sơ về nhà xưởng công nghiệp.
1. Giấy phép xây dựng nhà xưởng công nghiệp
Giấy phép xây dựng nhà xưởng được coi là một loại văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước ban hành cho phép các doanh nghiệp hay cá nhân tiến hành xây dựng một công trình.
1.1 Vai trò của việc xin giấy phép xây dựng nhà xưởng CN
Việc xin giấy phép xây dựng nhà xưởng là yêu cầu việc bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp, cá nhân, chủ thầu, đơn vị xây dựng... khi bắt đầu xây dựng nhà xưởng công nghiệp. Giấy phép xây dựng được xem là một sự chứng nhận của nhà nước về mặt pháp lý.
Nhà nước sẽ bảo vệ và đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của nhà xưởng khi gặp tình huống xấu, hạn chế tối đa các vụ kiện tụng, khiếu nại. Tuy nhiên nếu tiến hành xây dựng mà chưa được sự cấp phép từ cơ quan có thẩm quyền sẽ phải hình phạt quả nghiêm trọng từ phía nhà nước như đã được quy định tại Nghị định 121/2013/NĐ – CP.
1.2 Quy trình làm thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà xưởng CN
Để làm thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà xưởng công nghiệp bạn cần phải làm theo đúng quy trình theo yêu cầu từ phía các nhà chức trách có thẩm quyền. Quy trình này như sau:
- Đầu tiên, hãy chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và giấy tờ theo yêu cầu.
- Tiếp theo, đến UBND tỉnh/thành phố nơi mà bạn muốn tiến hành xây dựng nhà xưởng và nộp toàn bộ hồ sơ và giấy tờ đã chuẩn bị trước đó tại Phòng ban tiếp nhận giấy tờ và trả kết quả.
- Khi nhận được hồ sơ mà bạn gửi, Phòng quản lý đô thị cùng các đơn vị sẽ thực hiện kiểm tra. Sau đó, UBND tiếp tục xem xét, nếu hợp lệ sẽ đồng ý cấp giấy phép xây dựng.
- Chủ thầu, đơn vị xây dựng sẽ nhận giấy phép xây dựng tại Phòng ban tiếp nhận giấy tờ và trả kết quả tại UBND nơi mà bạn nộp hồ sơ.
1.3 Hồ sơ xây dựng nhà xưởng bao gồm những gì?
Hồ sơ xây dựng nhà xưởng phải đầy đủ và đảm bảo theo yêu cầu, gồm có:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng, đơn phải thể hiện đầy đủ thông tin liên quan đến: người muốn tiến hành xây dựng, địa điểm nơi mà xin cấp giấy phép, quy mô xây dựng, thông tin người thiết kế bản phác thảo công trình xây dựng nhà xưởng, thời gian dự định hoàn thành công.
- Bản thiết kế của nhà xưởng.
- Giấy phép kinh doanh.
- Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc bản phê duyệt báo đánh giá tác động môi trường.
- Bản miêu tả về hồ sơ thiết kế.
- Các bản báo cáo về dự án, kết quả thẩm tra bản thiết kế.
- Bản kế toán công trình xây dựng nhà xưởng.
Xem thêm: Mô tả kết cấu thép là gì? Ứng dụng trong ngành xây dựng hiện nay
2. Hoàn công nhà xưởng công nghiệp
Hoàn công nhà xưởng là thủ tục cuối cùng cần làm để bắt đầu đi vào sử dụng nhà xưởng. Đây cũng là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc các đơn vị, doanh nghiệp xây dựng, chủ thầu, đơn vị xây dựng nhà xưởng phải làm trước khi kết thúc quá trình thi công và nhà xưởng đi vào hoạt động.
2.1 Vai trò của việc làm hồ sơ hoàn công nhà xưởng
Hồ sơ hoàn công nhà xưởng là một trong những quy định hồ sơ về nhà xưởng công nghiệp. Việc làm hồ sơ hoàn công có ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Là cơ sở để nghiệm thu công trình xây dựng nhà xưởng và đưa nhà xưởng vào giai đoạn hoạt động.
- Là giấy kê khai hỗ trợ công tác thanh toán cho bộ phận kiểm toán.
- Minh chứng trước các cơ quan nhà nước về việc hoàn tất công tác thi công và tạo thuận lợi cho cơ quan địa phương trong công tác quản lý khu vực.
- Tạo cơ sở để nhà nước bảo đảm và bảo vệ nhà xưởng.
Xem thêm: Công ty xây dựng nhà xưởng công nghiệp ở Việt Nam
2.2 Quy trình làm thủ tục hoàn công nhà xưởng công nghiệp
Quy trình làm thủ tục hoàn công nhà máy thép tiền chế cũng tương tự như quy trình làm thủ tục cấp giấy phép. Bao gồm những công việc sau:
- Chuẩn bị hồ sơ hoàn công, hồ sơ ở đây gồm 2 loại đó là hồ sơ pháp lý và hồ sơ quản lý chất lượng.
- Nộp toàn bộ hồ sơ đã chuẩn bị tại Phòng ban tiếp nhận giấy tờ và kết quả tại UBND cấp tỉnh hoặc thành phố nơi xây dựng nhà xưởng.
- Sau khi nhận được hồ sơ, các bộ phận liên quan sẽ tiến hành xem xét và kiểm tra công trình nhà xưởng. Nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy phép sử dụng, nếu thiếu hoặc giấy tờ bị sai sót, cơ quan sẽ liên hệ đến bạn và yêu cầu bạn phải bổ sung những giấy tờ cần thiết.
- Khi đã được chấp thuận hồ sơ hoàn công, Phòng ban tiếp nhận giấy tờ và trả kết quả sẽ có trách nhiệm trả kết quả cho chủ nhà xưởng.
2.3 Hồ sơ hoàn công nhà xưởng bao gồm những gì?
Bộ hồ sơ hoàn công gồm 2 loại hồ sơ là hồ sơ pháp lý và hồ sơ quản lý chất lượng. Chủ thầu, đơn vị xây dựng phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết sau:
Đối với hồ sơ pháp lý:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoàn công.
- Giấy chứng nhận đầu tư.
- Hợp đồng thi công nhà xưởng.
- Giấy phép kinh doanh và giấy phép xây dựng.
Còn đối với hồ sơ quản lý chất lượng gồm:
- Bản vẽ thiết kế công trình và hoàn công nhà xưởng.
- Báo cáo thi công nhà xưởng.
- Giấy chứng nhận về nguyên vật liệu, thiết bị,...
- Bản nghiệm thu và kiểm tra công trình xây dựng.
- Bản nghiệm thu hoàn thành công trình nhà xưởng và đi vào hoạt động.
Trên đây là toàn bộ những quy định hồ sơ về nhà xưởng công nghiệp. BMB Steel mong qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc giải đáp được khúc mắc về quá trình xin cấp phép trong hoạt động xây dựng nhà xưởng.