Việc xây dựng xưởng cơ khí là một việc rất quan trọng để đảm bảo phân xưởng cơ khí hoạt động đúng cách ,đúng quy mô chức năng và hoạt động mong muốn theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng. Bài viết này, BMB Steel xin cung cấp đến bạn những lưu ý quan trọng khi thiết kế xưởng cơ khí.
1.Giới thiệu nhà xưởng cơ khí
Bộ phận phân xưởng cơ khí là một bộ phận quan trọng đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình sản xuất của một xưởng cơ khí. Phần lớn các bộ phận của sản phẩm cơ khí đều được gia công tại phân xưởng cơ khí. Số lượng lao động chiếm phần lớn số lao động của xưởng cơ khí cũng như lao động của nhà máy cơ khí.
Tại phân xưởng cơ khí hầu hết các loại máy móc đều mang giá trị rất cao, tại đây đa số các loại máy có cấu trúc và mẫu mã nhiều chủng loại, kiểu mẫu đa dạng, số lượng máy hoạt động tại công xưởng chiếm một số lượng rất lớn trong công xưởng, nguồn vốn bỏ ra để đầu tư vào dàn máy rất lớn.
Phân xưởng cơ khí được sắp xếp để phát triển theo đúng công nghệ và cấu tạo của công nghệ của sản phẩm cơ khí.
Cấu trúc của phân xưởng cơ khí cần thiết khi xây dựng nhà xưởng công nghiệp cơ khí cần có:
- Bộ phận sản xuất: trong bộ phận sản xuất bao gồm rất nhiều các gian để hình thành nên một bộ phận, ở đây chúng ta có một số bộ phận cụ thể như: máy cắt,gian nguội, gian kiểm tra chất lượng gia công.
- Bộ phận phụ: ở bộ phận phụ các gian cũng tương tự như ở bộ phận sản xuất ,các gia cũng được sắp xếp theo trình tự nhất định, chúng ta có: chuẩn bị phôi, gian mài cắt dụng cụ cắt, kho bán thành phẩm, kho thành phẩm...
- Bộ phận phục vụ và sinh hoạt văn phòng: là một bộ phận không thể thiếu trong một phân xưởng bao gồm văn phòng, phòng sinh hoạt…
2. Những thông tin cần nắm thiết kế nhà xưởng cơ khí
- Mặt hàng : chúng ta cần các kiểu loại để tham khảo nhận biết về chất lượng, chọn lựa về mặt kỹ thuật, mẫu mã của mặt hàng.
- Sản lượng: số lượng cụ thể khi sản xuất, cũng như về trọng lượng của các sản phẩm.
- Sản phẩm phụ các loại: sản lượng, trọng lượng cụ thể của các loại sản phẩm.
- Bản vẽ chế tạo từng loại chi tiết : bao gồm chi tiết các kích thước và những điều kiện kỹ thuật cụ thể của từng chi tiết.
- Các văn bản xác nhận về việc hợp tác, các hợp đồng ký kết, liên kết cung ứng sản phẩm, cung ứng các nguyên liệu sản xuất...vv
3. Quy trình thiết kế nhà xưởng cơ khí
- Thiết kế và kiểm nghiệm các bước hình thành và vận hành công nghệ của một sản phẩm.
- Xác định số lượng nhân công lao động trong xưởng cơ khí
- Xác định số máy cắt cần dùng. và nhu cầu sử dụng các loại máy móc cần dùng tới khi sản xuất.
- Bố trí mặt bằng cơ sở sản xuất cơ khí.
- Xác định kết cấu thép của cơ sở nhà xưởng sản xuất và các thiết bị vận chuyển.
- Xác định hiệu quả sản xuất qua các số liệu cụ thể được điều tra và ghi nhận, thông qua đó đánh giá được năng lực cũng như hiệu quả của nhà xưởng.
4. Công nghệ áp dụng trong thiết kế và quy hoạch nhà xưởng cơ khí
- Đưa ra giải pháp công nghệ cụ thể để phát triển sản xuất một cách hiệu quả nhất nhưng vẫn theo sát được quá trình sản xuất thực tế.
- Có 2 phương án về giải pháp công nghệ : tập trung nguyên công và phân tán nguyên công.
- Tập trung nguyên công: tập trung toàn bộ công nghệ và các bước công nghệ vào bước nguyên công.
- Phân tán nguyên công: chia nhỏ các bước công nghệ, không tập trung quá nhiều vào một bước nguyên công.
- Tiến hành tập trung toàn bộ nguyên công trên tất cả các máy, trung tâm gia công cơ khí,các máy móc và gia công tại công xưởng.
5. Nguyên tắc khi thiết kế dây chuyền gia công cơ khí
Đảm bảo các số liệu chính xác khi sử dụng vật liệu gia công cơ khí theo công thức cụ thể như sau:
kv,kv=mct/mph
- mct là trọng lượng chi tiết.
- mph là trọng lượng phôi.
- Đảm bảo độ chính xác gia công.
- Đảm bảo tốt năng suất khi gia công cũng như trong quá trình sản xuất và vận hành công xưởng.
6. Bố trí mặt bằng phân xưởng
- Kỹ thuật: yếu tố kỹ thuật là một yếu tố vô cùng quan trọng và là yếu tố cần phải có trong quá trình phát triển và hình thành phân xưởng, yếu tố kỹ thuật vô cùng quan trọng để làm nên một nhà xưởng chất lượng.
- Thời gian: xây dựng nên một phân xưởng cần có thời gian nhất định để xác định, xây dựng nên một phân xưởng chắc chắn và đúng theo yêu cầu.
- Không gian: có một không gian lý tưởng để hình thành và phát triển phân xưởng là điều không thể thiếu.
7. Lựa chọn nhà thầu thiết kế thi công
BMB Steel là công ty thiết kế và xây dựng nhà xưởng công nghiệp, nhà máy tiền chế có nhiều năm kinh nghiệm và các chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực xây dựng thép tiền chế. Công ty sẽ lên các thiết kế tối ưu và phù hợp nhất với yêu cầu của chủ đầu tư, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa kinh phí, mang lại những lợi ích và sự hài lòng nhất cho các nhà đầu tư khi đặt niềm tin vào công ty.
Hy vọng với những thông tin trên đây, BMB Steel sẽ giúp bạn có thêm thông tin để xây dựng, thiết kế nhà xưởng, nhà tiền chế phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp.