Xây dựng nhà xưởng thế nào thì hợp lý? Cần cân nhắc điều gì khi tiến hành thi công xây dựng doanh nghiệp? Chắc hẳn đây là những vấn đề vô cùng bức bối mà mỗi doanh nghiệp khi có kế hoạch xây dựng đều quan tâm. Từ những kinh nghiệm thực tế, hãy cùng BMB Steel tìm hiểu lưu ý khi xây dựng nhà xưởng công nghiệp.
Việc hiểu rõ những điều phải làm, nên làm và không nên làm trước khi xây dựng nhà xưởng công nghiệp, thực sự là điều vô cùng cần thiết. Để tránh những sai lầm không mong muốn xảy ra, mọi doanh nghiệp cần phải tính toán thận trọng khi bắt đầu thi công trình.
Công việc đầu tiên mà các doanh nghiệp cần chú ý đến đó chính là việc lập dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng công nghiệp thật chi tiết. Đây là phần việc đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán chính xác chi phí xây dựng, nguyên vật liệu, tiền công xây dựng…
Nếu tính toán càng sát với thực tế thì công tác xây dựng nhà xưởng càng thuận lợi và dễ dàng. Sẽ giúp chủ đầu tư chủ động được nguồn tiền vốn, chủ động trước mọi phát sinh xảy ra, là cơ sở để lựa chọn nguyên vật liệu, nhà thầu...
Những chi phí này gồm: chi phải trả cho trước khi bắt đầu thi công, chi phí cần có để xây dựng, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí trả tiền công thiết kế và tư vấn. Ngoài ra, khoản chi phí dự phòng là vô cùng cần thiết, khoản tiền này sẽ dự trù các vấn đề phát sinh như giá nguyên vật liệu tăng...
Xin giấy phép xây dựng được coi là một việc làm bắt buộc các doanh nghiệp trước khi tiến hành xây dựng phải làm. Giấy phép xây dựng như một văn bản có giá trị pháp lý được các nhà chức trách có thẩm quyền cấp.
Các doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ và những giấy tờ cần thiết để tiến hành xin giấy phép xây dựng từ UBND cấp tỉnh hoặc tình phố nơi có kế hoạch xây dựng. Việc xin giấy phép phải theo đúng trình tự và thủ tục của pháp luật.
Từ xưa xem phong thủy trước khi khởi công xây dựng một trình là luôn là mối quan quan tâm hàng đầu. Xem phong thủy là một truyền thống của người dân Á Đông, bởi đây là vùng đất mà mọi người đều tin vào những sự may mắn, suôn sẻ, tài lộc.
Nhưng, đây không phải là việc bắt buộc doanh nghiệp phải làm. Xem phong thủy cũng phải cần phải xem xét các yếu tố khác như tài chính, sự thuận tiện trong công việc, diện tích đất…
Dẫu vậy, doanh nghiệp phải quan tâm những điều sau khi xây dựng một nhà xưởng:
Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay điều lựa chọn tôn để lợp mái nhà xưởng thép tiền chế thay vì các vật liệu khác. Bởi tôn có đặc điểm là bền và giá cả hợp lý, đa dạng chất lượng phù hợp với nhu cầu của mỗi doanh nghiệp.
Nếu muốn mái nhà xưởng bền và an toàn, hãy lựa chọn những loại thôn có chất lượng cao như tôn cách nhiệt hoặc tôn lạnh. Với 2 dòng tôn này, nó không chỉ bền, an toàn cho người sử dụng mà nó còn có khả năng cách nhiệt, chống nhiệt độ nóng tốt.
Bên cạnh những lưu ý khi xây dựng nhà xưởng công nghiệp trên các doanh nghiệp cần cân nhắc một số vấn đề nữa mà doanh nghiệp không nên bỏ qua:
Trước khi tiến hành khởi công, doanh nghiệp cần xem ngày giờ động thổ, né tránh những khu vực đông dân cư và những nơi có cơ sở hạ tầng kém. Lựa chọn kĩ những chủ thầu uy tín, những nơi mua bán nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng.
Hiểu được những việc cần lưu ý trước khi xây dựng rồi, các bạn cũng không nên bỏ qua những điểm quan trọng của người thi công cần lưu ý khi tiến hành xây dựng nhà xưởng.
Phần móng là yếu tố cốt lõi quyết định sự vững chức của một ngôi nhà một công trình. Khi thi công, chủ thầu cũng như các chủ tư có trách nhiệm lựa chọn vật liệu đảm bảo chất lượng, đủ điều kiện để tiến hành xây dựng.
Các kỹ sư phải tính toán thật kĩ những phương án phù hợp loại nền đất cũng như cơ sở hạ tầng của khu vực khởi công xây dựng. Trong trường hợp đất nền yếu, dễ lún cần phải tính đến phương án gia cố để tăng độ cứng của móng.
Tùy vào mục đích sử dụng của từng doanh nghiệp mà chủ đầu tư cân nhắc lựa chọn lại nền mỏng hay dày để vừa phù hợp với tiền vốn mà cũng vừa phù hợp với chức năng để sử dụng. Bạn nên xem xét, tính toán đến những đồ vật như máy móc trang thiết bị để tính toán độ dày của nền.
Quá trình xây dựng phần kết cấu đòi hỏi phải có sự hợp tác từ các bên thi công như bên xây dựng với bên lắp đặt thiết bị, điện nước... Các bên phải có sự trao đổi, làm việc ăn ý để công tác xây dựng không gặp những vấn đề gây cản trở.
Qua thông tin về những lưu ý khi xây dựng nhà xưởng công nghiệp của bài viết, các chủ đầu tư hay những cá nhân nên cân nhắc kĩ càng mọi việc. Để công trình đạt được chất lượng tốt nhất và chi phí bỏ phải ra được hợp lý.