Xà gồ là gì luôn là câu hỏi quen thuộc đối với những ai bắt đầu tiếp xúc với ngành nghề xây dựng. Đây là bộ phận quan trọng trong kết cấu của nhiều công trình xây dựng mái nhà, nhà xưởng. Bài viết dưới đây BMB Steel sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm xà gồ, ưu điểm nổi bật, các loại xà gồ phổ biến và ứng dụng của chúng trong thực tế.
Khái niệm xà gồ là gì?
Xà gồ là gì? Xà gồ (Purlin), là thanh ngang chịu lực thường được làm từ thép hoặc gỗ và được sử dụng để hỗ trợ kết cấu mái hoặc vách. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững và phân bổ tải trọng từ mái hoặc sàn xuống các dầm và cột của công trình. Xà gồ không chỉ đảm bảo độ bền vững của công trình mà còn góp phần vào tính thẩm mỹ tổng thể.
Xét về vật liệu, xà gồ được chia thành hai loại chính: xà gồ gỗ và xà gồ thép. Trong kiến trúc xây dựng truyền thống, xà gồ gỗ từng được sử dụng rộng rãi, nhưng do khả năng chống cháy kém, dễ bị mối mọt tấn công và dễ mục nát, loại xà gồ này ngày càng ít phổ biến và thường chỉ áp dụng đối với nhà mái ngói. Ngày nay, xà gồ thép đã trở thành lựa chọn phổ biến nhất nhờ vào độ bền cao và khả năng kháng mối mọt, cháy nổ tốt hơn.
Ưu điểm của xà gồ trong xây dựng
Độ bền cao: Xà gồ thép có độ bền vượt trội so với các vật liệu truyền thống khác như gỗ. Chúng không bị mục nát, chịu được tác động của thời tiết và môi trường khắc nghiệt.
Trọng lượng nhẹ: Mặc dù có khả năng chịu lực tốt nhưng xà gồ lại có trọng lượng khá nhẹ giúp giảm thiểu tải trọng tác động lên kết cấu tổng thể.
Dễ dàng lắp đặt: Xà gồ thép được gia công chính xác theo từng kích thước tiêu chuẩn, dễ dàng vận chuyển và lắp đặt mà không tốn nhiều công sức.
Tính thẩm mỹ cao: Sản phẩm có bề mặt trơn, không bị biến dạng, gỉ sét và luôn giữ được vẻ đẹp lâu dài.
Tiết kiệm chi phí: Nhờ khả năng chịu lực tốt và tuổi thọ cao, xà gồ giúp giảm chi phí bảo trì và thay thế trong quá trình sử dụng.
Ứng dụng của xà gồ trong xây dựng
Vậy xà gồ là gì và ứng dụng ra sao trong xây dựng? Trong thực tế, xà gồ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại công trình, đặc biệt là các công trình nhà xưởng, nhà tiền chế, nhà kho, và các công trình dân dụng. Cụ thể:
Khung đỡ mái: Xà gồ được sử dụng làm hệ đỡ cho tôn mái, ngoài ra còn có thể dùng để treo các thiết bị được gắn trên mái: quạt hút, đèn, hệ thống điện,...
Khung đỡ vách: Xà gồ được sử dụng làm hệ đỡ cho tôn vách, hệ thống cửa, louver,...
Khung kết cấu chính: Đối với các hạng mục có quy mô nhỏ, xà gồ có thể được sử dụng để thay thế cho hệ thống cột, kèo nhằm tối ưu chi phí cho công trình.
Các loại xà gồ phổ biến hiện nay
Sau khi tìm hiểu xà gồ là gì, hãy cùng tìm hiểu có bao nhiêu loại phổ biến? Hiện nay, trên thị trường có hai loại xà gồ được sử dụng phổ biến là xà gồ C và xà gồ Z. Mỗi loại đều có những đặc tính riêng biệt phù hợp với từng yêu cầu của công trình.
Xà gồ C
Xà gồ C được đặt tên dựa trên hình dạng cắt ngang của chúng, giống chữ "C". Chúng thường được sử dụng trong các công trình vừa và nhỏ như nhà ở, nhà kho, nhà tiền chế nhỏ. Đặc điểm nổi bật của xà gồ C là:
Khả năng chịu lực tốt: Với kết cấu đặc biệt, xà gồ C có khả năng chịu lực và phân bổ tải trọng đều lên các phần còn lại của công trình.
Dễ gia công và lắp đặt: Xà gồ C dễ dàng cắt gọn theo kích thước yêu cầu, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí lắp đặt.
Xà gồ Z
Xà gồ Z có hình dạng cắt ngang giống chữ "Z" và thường được sử dụng trong các công trình lớn như nhà xưởng, nhà thép tiền chế. Đặc tính của xà gồ Z bao gồm:
Chịu tải trọng cao: Xà gồ Z có khả năng chịu lực tốt hơn so với xà gồ C, đặc biệt phù hợp với các công trình cần kết cấu thép bền vững, chịu được trọng lực lớn.
Lắp đặt linh hoạt: Xà gồ Z có khả năng lắp đặt linh hoạt, có thể nối dài với nhau để tạo thành khung kết cấu mà không cần hàn.
Thiết kế xà gồ trong xây dựng cần lưu ý gì?
Việc thiết kế xà gồ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ bền và an toàn cho công trình. Dưới đây là những điểm cần lưu ý khi thiết kế xà gồ:
Chất liệu và độ dày: Nên lựa chọn xà gồ từ thép mạ kẽm chống gỉ sét. Độ dày của xà gồ cũng cần phù hợp với yêu cầu chịu lực của công trình.
Chú ý trọng lượng của mái: Nếu dùng vật liệu nặng, cần sắp xếp nhiều xà gồ và vít chặt để đảm bảo an toàn. Chọn tấm lợp nhẹ sẽ giảm tải trọng và tiết kiệm chi phí.
Khoảng cách lý tưởng giữa xà gồ tường và xà gồ mái: Từ 4 đến 6 fit (1,2 - 1,8 mét) để đảm bảo sự ổn định.
Tỉ lệ xà gồ: Tỉ lệ chiều dài và độ sâu nên là 1/32 để đảm bảo khả năng chịu lực phù hợp với vật liệu ốp.
Thanh treo và đỉnh mái: Cần lắp thanh treo cân bằng ở các vị trí đối diện. Đỉnh mái phải được gắn chặt và liên kết suốt chiều dài để tăng độ cứng.
Nên chọn đơn vị nào thiết kế thi công xà gồ hiện nay?
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng, có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công xà gồ. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, bạn nên lựa chọn các đơn vị có uy tín và kinh nghiệm lâu năm. Những tiêu chí cần xem xét bao gồm:
Kinh nghiệm và năng lực: Đơn vị thi công cần có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực xây dựng và xà gồ.
Chất lượng vật liệu: Đơn vị cung cấp xà gồ cần cam kết về chất lượng vật liệu, đặc biệt là khả năng chống gỉ sét và độ bền.
Giá cả hợp lý: Bạn nên so sánh giá cả giữa các đơn vị để đảm bảo nhận được mức giá hợp lý mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
Qua bài viết này, chúng ta đã có cái nhìn rõ ràng hơn về khái niệm xà gồ là gì? ưu điểm và ứng dụng của xà gồ trong xây dựng. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp xây dựng hiệu quả, hãy liên hệ ngay với BMB Steel để được tư vấn và lựa chọn xà gồ hợp lý nhất. Bạn có thể xem chi tiết dịch vụ thi công nhà xưởng khung thép tiền chế trọn gói tại đây!
Tìm hiểu về các dịch vụ và quy trình của các công ty thi công lắp dựng hàng đầu. Cập nhật báo giá, tiêu chuẩn và các yếu tố cần lưu ý trong thi công lắp dựng.
Khi bước vào quá trình xây dựng một ngôi nhà 3 tầng, việc lựa chọn và thiết kế móng công trình là một trong những bước quan trọng nhất quyết định đến sự an toàn. "móng băng" nổi bật lên như một lựa chọn tốt
Móng băng là một trong những loại móng được sử dụng phổ biến nhất trong xây dựng nhà ở, nhà xưởng, cũng như các ngôi nhà 2 tầng. Móng băng nhà 2 tầng có cấu tạo đơn giản, thi công dễ dàng và chi phí hợp lý
Nhờ những tiện ích mà nó đem lại, ngày nay các cấu trúc thép được ứng dụng phổ biến trong xây dựng các cơ sở y tế. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu rõ hơn về những ứng dụng này.