Nhà xưởng công nghiệp sản xuất có quy mô và sức chứa rất lớn và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chuỗi sản xuất. Việc xây dựng nhà xưởng công nghiệp sản xuất đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đạt chất lượng, đưa vào quy trình sản xuất là điều không dễ dàng đối với các doanh nghiệp.
Hãy cùng BMB Steel tìm hiểu những yêu cầu để xây dựng một quá trình thi công chi tiết và chuyên nghiệp.
Tiêu chí xây dựng nhà xưởng công nghiệp sản xuất công nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp đánh giá được chất lượng tổng thể của công trình.
Dựa trên tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng công nghiệp được quy định Bộ luật Xây Dựng Việt Nam. Những tiêu chí cơ bản khi xây dựng nhà xưởng công nghiệp sản xuất là:
- Tiêu chuẩn về tính an toàn của công trình:độ an toàn cao từ nền móng và kết cấu chất lượng công trình, công suất cần đáp ứng quy mô sản xuất của hệ thống nhà xưởng.
- Tiêu chuẩn về môi trường, an toàn lao động: đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động chống ồn, biện pháp chống bụi, thu gom và xử lý chất thải; thực hiện công tác giám sát an toàn trên toàn bộ khu vực thi công.
- Sự liên kết của cơ sở hạ tầng là một yếu tố quan trọng; hệ thống phân xưởng được thiết kế linh hoạt đáp ứng chuỗi hoạt động đa dạng trong quy trình sản xuất.
- Thiết kế nhà xưởng phải đi theo trình tự kế hoạch và hoàn thành yêu cầu bản vẽ đặt ra.
Quy trình thiết kế xây dựng nhà xưởng được tiến hành như sau:
Đây là khâu nắm giữ vai trò quan trọng trong quy trình thiết kế. Để đảm bảo quá trình xây dựng công trình không bị phát sinh số lượng vật tư, gây mất thời gian và rối loạn trình tự dự án. Đội ngũ thi công cần thận trọng trong thời gian tiếp nhận và bảo quản vật tư xây dựng.
– San lấp đất nền: phụ thuộc vào tình trạng của đất nền để quyết định san lấp đất nền trong bản vẽ thiết kế.
– Định vị trục tim: đây là bước quan trọng để quyết định cấu tạo của nhà xưởng vì các vị trí móng cột sẽ dựa theo cột này để thi công
– Đào móng hàng rào: cần chú ý tình trạng nền đất, công nhân cần có kỹ thuật cao và tỉ mỉ để móng được kiên cố không bị đổ.
– Thi công móng và đà kiềng: tham gia vào toàn bộ kết cấu công trình, tuyệt đối đảm bảo chống lún và lệch móng.
– Lu lèn nền đất: tùy thuộc điều kiện địa hình, điều kiện vận chuyển và chiều cao đắp nền đất.
– Lu nền đá cho xưởng: đầm chặt các lớp cấu tạo nền.
– Thi công nền xưởng: tiến hành kiểm tra lưới thép, đảm bảo liên kết chắc chắn và căn chỉnh hợp lí.
Bê tông , cốt thép chịu tác động lực lớn trong quá trình xây dựng kết cấu nhà máy. Bước đầu tiên của giai đoạn này là thiết kế cho đến việc gia công cấu kiện và hoàn thành ở khâu lắp dựng tại công trình.
Lựa chọn thi công vỏ bao che nhà xưởng sẽ quyết định tính thẩm mỹ, kiến trúc của khung thép. Đối với công trình khung thép lớn, vỏ bao che nhà xưởng sẽ đảm bảo cấu trúc và công năng hợp lý của nhà máy.
Hệ thống kỹ thuật hạ tầng tập hợp công tác thiết kế đảm bảo tiện nghi cho quá trình vận hành nhà máy.
Hệ thống kỹ thuật là các hạng mục chuẩn bị cho các tác động của môi trường dự án: hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, hệ thống kỹ thuật phục vụ sản xuất, hệ thống mạng điện thông tin liên lạc và an toàn an ninh.
Sau khi quy trình thi công các hạng mục được hoàn thiện sẽ tiến hành lắp đặt các thiết bị cần thiết và thiết kế không gian theo quy chuẩn thẩm mỹ nhà máy.
Nhà xưởng sau khi đã hoàn tất các công đoạn xây dựng tiến hành tổng vệ sinh rồi mới bàn giao.
Các thiết bị, phương tiện trong nhà kho, nhà xưởng thép tiền chế phải được lắp đặt sao cho: quy mô vận hành đúng với bản thiết kế, quá trình hoạt động diễn ra thuận lợi, đảm bảo khâu vệ sinh an toàn, giảm thiểu ô nhiễm đến mức tối đa, và dễ dàng vệ sinh, bảo dưỡng tốt.
Thiết kế nhà xưởng và các phòng làm việc phải phù hợp với quy mô, tính chất công nghệ sản xuất.
Điện năng, kỹ thuật đảm bảo: việc duy trì điện năng cho cả hệ thống phân xưởng rất quan trọng, do đó đội ngũ kỹ thuật cần ưu tiên cho quá trình này vận hành một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Hệ thống nước: Cần có hệ thống cung cấp nước đầy đủ, thoát nước và xử lý chất thải hợp lý. Tránh gây ô nhiễm cho khu vực sản xuất và môi trường đất, không khí, nước,...
Phương tiện vệ sinh: khu vực vệ sinh được phân chia hợp lý, đảm bảo cho trước và sau khi sử dụng phân xưởng sản xuất.
Doanh nghiệp có thể không đủ khả năng để thiết kế, thi công và xây dựng nhà xưởng công nghiệp sản xuất đạt tiêu chuẩn quy định vì vậy cần chú ý yêu cầu cơ bản thiết kế nhà xưởng sản xuất công nghiệp là điều cần thiết:
- Yêu cầu thiết kế bản vẽ về bản vẽ thiết kế nhà xưởng, khung kèo, bê tông cốt thép, kết cấu nhà xưởng, sơ đồ mặt bằng tổng thể, kiến trúc nhà xưởng,.. ngoài ra còn phải đáp ứng đạt đủ yêu cầu về sản xuất, tiêu chuẩn xây dựng, an toàn lao động cho công nhân.
- Yêu cầu công nghệ tải trọng tác động, công trình đạt chỉ tiêu, điều kiện địa chất, hơn hết chi phí xây dựng cần được chú ý; để lựa chọn phương án thiết kế phù hợp, cân đối chi phí đầu tư.
Ở Việt Nam các khu công nghiệp có xu hướng lựa chọn các nhà xưởng quy mô nhỏ để hạn chế tối đa chi phí đầu tư ban đầu. Do đó doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn để quyết định xây dựng nhà xưởng công nghiệp sản xuất để phù hợp với lĩnh vực và quy mô hoạt động của mình:
Nhà xưởng có kết cấu bao gồm khung thép với phần tôn được bao quanh và sử dụng lợp mái.
Đây là mẫu cấu trúc dễ dàng tháo gỡ và nâng cấp lên quy mô lớn, vì vậy nhiều doanh nghiệp khởi đầu gắn liền với mô hình này.
Nhà xưởng quy mô nhỏ có mái tôn thông sáng là công trình được ưa chuộng ở khu vực nhiệt đới nước ta, nhà xưởng này tiết kiệm chi phí về điện năng, thiết kế giúp không gian xưởng thông thoáng, tạo cấu trúc nhà xưởng hài hoà hơn.
Nhà xưởng quy mô nhỏ có nhiều cửa sổ tạo hệ thống thông gió thông thoáng, lấy ánh sáng tự nhiên giảm thiểu chi tiêu điện năng cho các doanh nghiệp sản xuất.
Kết cấu của nhà xưởng quy mô nhỏ có tường hẹp kết hợp mái tôn gồm: phần tường tôn, trụ thép và mái tôn. Nhà xưởng với đặc điểm kiên cố phù hợp làm bãi kho chịu tải nặng, hơn hết đáp ứng được đảm bảo tiêu chuẩn về ảnh hưởng môi trường, thích hợp cho hoạt động sản xuất lâu dài.
Nhà xưởng quy mô nhỏ có khung thép, tường cao được xây dựng với thời gian thi công thích hợp cho nhu cầu sản xuất sản phẩm gây nhiệt độ cao vì nhà xưởng này mang khả năng chống cháy cao so với các loại hình nhà xưởng khác.
Doanh nghiệp thường sẽ cân nhắc trước khi lựa chọn mô hình nhà xưởng này vì cấu trúc phức tạp nên thời gian thi công lâu và tốn kém chi phí.
Việc xây dựng nhà xưởng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh và lợi nhuận bởi các hoạt động sản xuất hàng hóa, vận hành máy móc đều diễn ra bên trong nhà xưởng. Thiết kế bản vẽ nhà xưởng quy mô nhỏ sẽ giúp các doanh nghiệp tính toán chi phí, diện tích và kết cấu chi tiết trước khi quyết định thi công.
Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự chủ động sản xuất. Để tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ, việc tối ưu chi phí là điều cần thiết, nhưng vẫn phải đáp ứng mở rộng khâu sản xuất, doanh nghiệp luôn phải đánh đổi để xây dựng nhà xưởng công nghiệp sản xuất quy mô lớn.
👉 Ưu điểm của nhà xưởng công nghiệp sản xuất quy mô lớn lưu là cân nhắc đối với doanh nghiệp:
Tiết kiệm chi phí sản xuất: Tài chính sử dụng cho nguồn lực phân phối quản lý sẽ trở nên dễ dàng với quy mô lớn.
Đảm bảo quy mô sản xuất sản xuất lâu dài: doanh nghiệp sẽ không phải nhiều lần nâng cấp nhà xưởng để đáp ứng nhu cần phân phối hàng hóa, tiết kiệm thời gian để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.
Hoạt động vay vốn dễ dàng: Việc xây dựng nhà xưởng với quy mô lớn giúp các doanh nghiệp có thể tận dụng vào các doanh nghiệp tài chính khác. Doanh nghiệp dễ dàng lợi dụng ưu thế của mình để có nhiều mức vay vốn hợp lý và tạo quy mô sản xuất lâu dài.
Các doanh nghiệp ở Việt Nam luôn hướng đến mục tiêu phát triển cạnh tranh với doanh nghiệp lớn nước ngoài, vì vậy việc lựa chọn xây dựng nhà xưởng công nghiệp sản xuất đạt tiêu chuẩn là điều cơ bản, và thiết yếu để đưa doanh nghiệp đi xa hơn.
>>> Xem thêm: Những lưu ý khi thiết kế xưởng may công nghiệp