Cùng với sự phát triển của ngành thời trang thế giới là những yêu cầu về số lượng các nhà dệt may phục vụ chất liệu trong lĩnh vực này. Do đó những vấn đề liên quan đến ngành dệt may đặc biệt được quan tâm trong thời gian gần đây. Tất nhiên xây dựng nhà xưởng công cũng không phải là một ngoại lệ. Trong bài viết lần này BMB Steel sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết liên quan đến các vấn đề xây dựng nhà xưởng dệt may.
Trong xây dựng nhà xưởng dệt may, thật là quan trọng và cần thiết để bạn nắm bắt những tiêu chí trong quá trình thiết kế công trình. Nhận biết sự cấp thiết của vấn đề này, chúng tôi mang đến cho bạn 3 tiêu chí tiêu biểu nhất sau đây:
Ngoài những tiêu chí xây dựng nhà xưởng công nghiệp dệt may cơ bản bạn cần biết. Quy trình thiết kế cũng là quá trình bạn cần đặt biệt quan tâm. Dưới đây là những bước trong quá trình xây dựng, bạn có thể tham khảo.
Bước 1: Trong giai đoạn đầu bạn cần tiếp nhận những thông tin, yêu cầu của doanh nghiệp. Cụ thể các thông tin liên quan tới những yêu cầu thiết kế như số phòng, hay sự bố trí cơ bản của công trình.
Tiếp theo bạn cần tiến hành khảo sát địa hình xây dựng xưởng may và địa hình xung quanh nó. Bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia trong ngành, họ sẽ giúp bạn đưa ra những tư vấn phù hợp cho mục tiêu của bạn. Sau khi có những hiểu biết cụ thể về công trình, bạn sẽ tiến hành lên phương án thiết kế.
Bước 2: Ở bước này các kiến trúc sư có chuyên môn sẽ đưa ra những bản thiết kế hay bản vẽ cho công trình hay những sơ đồ về nhà xưởng may. Cụ thể trong thiết kế sẽ bao gồm các yếu tố như mặt bằng tổng thể, kết cấu công xưởng, điện nước, những chi tiết hạng mục khác của xưởng may.
Sau khi các kiến trúc sư hoàn thành bản thiết kế sẽ chuyển giao lại cho khách hàng. Lúc này khách hàng sẽ kiểm tra, xem xét bản vẽ có đúng với yêu cầu hay không.
Bước 3: Sau khi mọi công tác chuẩn bị được hoàn tất, từ khâu khảo sát địa hình đưa ra kế hoạch, lên ý tưởng bản vẽ… Thì lúc này là khi công trình chính thức được thi công. Bạn phải kiểm tra quan sát quá trình thi công. Điều này sẽ giúp bạn có thể phát hiện những lỗi sớm và khắc phục ngay tức.
Bước 4: Sau khi công trình hoàn thành, bạn cần trực tiếp nghiệm thu và đưa vào hoạt động và đồng thời tiến hành bảo hành công trình
Việc xây dựng xưởng dệt may sẽ có những yêu cầu nhất định. Bạn cần nắm bắt chúng để công trình sau khi hoàn thành được hoàn hảo nhất.
Cụ thể trong các xưởng dệt may, móng thường sử dụng móng đơn hoặc móng cọc hoặc hệ thống dầm giằng bao quanh. Điều này hỗ trợ sự truyền tải trọng từ trên cao xuống nền cứng phía dưới.
Tùy thuộc vào quá trình sử dụng thì mỗi nhà xưởng có những yêu cầu khác nhau về độ dày của nền móng bê tông. Tuy nhiên thông thường độ này này thường rơi vào khoảng 150-200 mm. Ngoài ra khi thi công thì nền cần được đầm thật chặt.
Về vấn đề này thì những cây cột và kèo cần được thiết kế một cách tối ưu và phù hợp với yêu cầu sử dụng của công trình. Trên thực thế các nhà xưởng thép tiền chế dệt may thường sử dụng cấu kiện thép tổ hợp để hàn thành kết cấu dạng chữ I để thi công.
Trong thiết kế nhà xưởng, đặc biệt là các công trình dệt may thì người ta thường sử dụng tấm lợp nhẹ. Điều giúp giảm tải trọng cho kết cấu khung của công trình. Do vậy tôn lợp mái kết hợp vật liệu cách nhiệt là một sự lựa chọn hàng đầu cho bạn.
Cũng như các công trình nhà xưởng công nghiệp khác, thì các nhà máy dệt may cũng có những yêu cầu cơ bản trong bản thiết kế. Những yêu cầu đó sẽ được chúng tôi đề cập ngay sau đây, hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
Đây được xem như yếu tố tiên quyết trong mỗi bản thiết kế công xưởng dệt may. Với sơ đồ công năng hợp lý sẽ hỗ trợ chủ đầu tư trong quá trình hoạt động sau này. Cụ thể yếu tố này sẽ hỗ trợ quá trình sản xuất đi đúng trình tự và tạo năng suất công việc cao hơn.
Bất kỳ việc thiết kế các công trình công nghiệp nào thì yếu tố an toàn và ổn định kết cấu đều được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra thì các yếu tố kỹ thuật hay các biện pháp thi công nhà xưởng công nghiệp cần được tính toán chi tiết trong bản vẽ. Do vậy, bạn cần đặc biệt cân nhắc lựa chọn vật liệu đảm bảo chất lượng nhất nha.
Ngoài những yêu cầu về mặt kỹ thuật thì tính thẩm mỹ cũng cần được các nhà thầu quan tâm. Cụ thể sơ đồ kho bãi tập kết vật tư vật liệu hay những công xưởng sản xuất cần được đặc biệt quan tâm.
Các yếu tố về mặt vật liệu cần tạo nên sự hài hòa và tương thích với hoạt động của nhà xưởng. Một môi trường làm việc tươi mới, xanh và sạch sẽ giúp người lao động thêm động lực và tinh thần để làm việc.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến yêu cầu khi xây dựng nhà xưởng dệt may. Hy vọng với những thông tin chúng tôi mang đến đã giúp bạn có được những kiến thức hữu ích. Chúc bạn sớm sở hữu một nhà xưởng dệt may với thiết kế như ý muốn của mình.
>>> Xem thêm: Những lưu ý khi thiết kế xưởng may công nghiệp