Hiện nay, bất kể là doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng đều có riêng cho mình một kho hàng nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất, lưu trữ và bảo quản hàng hóa. Vậy làm cách nào để thiết kế tận dụng tối đa không gian nhà kho một cách hiệu quả và linh hoạt nhất? Hãy cùng BMB Steel điểm qua 11 mẹo thiết kế bố trí nhà kho dưới đây.
Để thể hiện tổng quan các vị trí khu vực khác nhau trong kho hàng, nơi cụ thể sắp xếp hàng hóa và thực hiện quy trình nghiệp vụ kinh doanh, chúng ta cần vẽ sơ đồ nhà kho. Dựa trên đó, chúng ta sẽ bố trí lối đi, vật dụng sao cho thuận tiện và hợp lý nhất.
Thông thường, đối với những nhà kho có diện tích lớn với nhiều khu vực, quy trình đa dạng, chủ doanh nghiệp có thể thuê chuyên gia thiết kế để tạo ra bản sơ đồ hoàn thiện và rõ ràng nhất.
Cách vẽ sơ đồ nhà kho:
Lập ra một bản mô phỏng các đơn đặt hàng thực tế để quan sát xem mọi thứ sẽ được lưu trữ, vận hành và xuất kho theo quy trình có chặt chẽ không. Nhờ đó, chủ đầu tư có thể thấy được khu vực nào trong nhà kho đang có vấn đề để chú trọng và giải quyết. Có thể sẽ ước chừng được số lượng nhân công cho khu vực đó để hiệu quả công việc đạt mức tối ưu. Mô phỏng, phân tích, quan sát và chỉnh sửa sẽ giúp doanh nghiệp bố trí nhà kho phù hợp nhất.
Dựa trên diện tích nhà kho, chủ đầu tư cần lập bản kế hoạch để phân bổ không gian cho từng phần một cách cụ thể nhất. Như là khu vực lưu trữ hàng sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm nhà kho, tương tự cho khu vực đóng gói, sản xuất hàng hóa,...
Có thể thực hiện bước này trên giấy, sắp xếp sao cho mọi thứ chứa và diễn ra trong nhà kho đều có một khoảng không gian riêng. Nên tính toán thật kỹ càng ở bước này.
Thường thì doanh nghiệp hay mắc phải một sai lầm đó là “Không muốn chi tiền nhiều cho máy móc”, nhưng họ đã phải hối hận. Vì máy móc sẽ giúp cho những quy trình diễn ra trong nhà kho được nhanh chóng và trơn tru hơn.
Doanh nghiệp nên xem xét và lựa chọn thiết bị máy móc để trong nhà kho theo quy chế 3Đ “Đủ - Đúng - Đẹp”. Hãy chi nếu thực sự cần thiết và thuận tiện cho nhà kho của mình và bố trí sắp xếp trong không gian nhà kho phù hợp.
Khi vẽ xong bản đồ nhà kho, bạn cũng cần kiểm tra xem độ hiệu quả của nó. Bước kiểm tra kế hoạch này sẽ giúp bạn phát hiện rõ hơn về những vấn đề tồn tại trong các khu vực nhà kho. Sau đó sẽ có những điều chỉnh và đưa ra những thay đổi phù hợp để kế hoạch được hoàn hảo nhất.
Nếu chưa xây dựng nhà kho, doanh nghiệp có thể tự đưa ra những vấn đề có thể gặp phải, sau đó thực hiện các bước mô phỏng tiếp theo để hình dung cụ thể nhất về nhà kho và đưa ra những nhận định, đánh giá đúng đắn.
Doanh nghiệp có thể thiết kế kho theo 2 kiểu:
Doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn cách lưu trữ và sau đó tiến hành thiết kế kho.
Chọn kiểu bố cục trước khi thiết kế nhà kho là điều cần thiết nhất. Các kiểu bố cục nhà kho hiện nay doanh nghiệp có thể tham khảo:
Khi bạn thuê nhà thiết kế, kiến trúc sư hay nhà xây dựng cho công trình của mình, bạn phải chú ý để kinh nghiệm, uy tín và chất lượng của họ. Điều này sẽ giúp bản thiết kế nhà kho của bạn được hoàn thiện một cách hiệu quả nhất.
Trên đây, BMB Steel đã tổng hợp lại tất cả những mẹo để doanh nghiệp có thể thiết kế nhà kho của mình một cách hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi.