Hiện nay, việc thiết kế bố trí nhà kho thông minh và hợp lý được xem đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng hình thành kho hàng. Điều này không chỉ giúp hoạt động quản lý của doanh nghiệp diễn ra trơn tru mà còn giúp tối ưu hóa không gian năng và năng suất làm việc. Hãy cùng BMB Steel xem qua các mẹo thiết kế được chọn lọc dưới đây.
Thiết kế bố trí nhà kho là quá trình thiết kế một bản kế hoạch hợp lý về việc phân bổ các khu vực, quy trình và cơ sở vật chất mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Việc thiết kế bố trí nhà kho hiệu quả có những ưu điểm sau:
Khi thiết kế bố trí nhà kho, bạn cần có cái nhìn tổng quan về toàn bộ các khu vực cần thiết trong nhà kho và tận dụng tối đa khả năng của không gian.
Trước khi lập kế hoạch bố trí nhà kho, bạn nên xem xét và cân nhắc kỹ vị trí của nó. Chọn vị trí gần các nhiều đối tượng khách hàng của doanh nghiệp vì nó sẽ ảnh hưởng đến chi phí hoạt động sau này. Bên cạnh đó, hãy nghiên cứu và phân tích kỹ về độ ẩm thấm của đất để phòng tránh rủi ro làm việc. Đây là bước cơ bản có tác động lớn đến những quy trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để có thể sắp xếp bố cục nhà kho một cách hoàn hảo nhất, bạn cần xác định rõ có các quy trình hoạt động nào tồn tại. Sau đó, tiến hành phân tích từng quy trình một cách độc lập và xem các quy trình này có mâu thuẫn với nhau hay không? Điều này sẽ giúp bạn cải thiện khả năng điều phối tổng thể.
Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình SCOR (Mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng) để quản lý chuỗi cung ứng của bạn vì nhiều quy trình sẽ thay đổi theo vị trí và cách bố trí của nhà kho. Mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện ra các vấn đề tiềm ẩn và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện việc quản lý các quy trình một cách nhất quán và đúng đắn nhất.
Bạn cần xác định kỹ số lượng hàng hóa, thời gian tồn tại và lỗi thời của hàng hóa hay thời gian mua hàng từ nhà cung cấp và phân loại. Điều này sẽ giúp bạn bố trí hợp lý không gian lưu trữ hàng tồn kho. Bên cạnh đó, bạn có thể ước lượng được mức hàng hóa tồn kho để tính toán sao cho đủ số lượng hàng cung cấp và không phát sinh thêm nhiều chi phí.
Để theo dõi và so sánh độ thành công hiệu quả, bạn cần đặt ra các chỉ số với với dữ liệu đã định lượng trong bản kế hoạch. Các chỉ số phổ biến được sử dụng để đánh giá nhà kho như là năng suất, tốc độ, chi phí, an ninh và tính bền vững. Từ đó bạn có thể so sánh dữ liệu và phát hiện những điểm bất thường, sai sót trong bản kế hoạch chiến lược bố trí.
Các thiết bị sử dụng trong nhà kho như giá đỡ, băng tải,... có ảnh hưởng đến cách bố trí kho. Vậy nên bạn cần xác định thiết bị máy móc cần thiết để có thể đánh giá và thiết kế cách bố trí phù hợp nhất cho nhà kho của mình.
Khi thiết kế bố trí nhà kho, bạn cần chú ý và tuân thủ các nguyên tắc thiết kế của cơ quan chính quyền địa phương để đảm bảo an toàn cho người lao động và tài sản. Đặc biệt sẽ giúp doanh nghiệp tránh bị phạt vì liên quan đến các vấn đề pháp lý.
Phân bổ không gian hợp lý đối với từng mục đích sử dụng khu vực như lưu trữ, xử lý hàng tồn,... Đồng thời, giảm thiểu không gian phù hợp cho những khu vực không cần nhiều diện tích để tăng khả năng hoạt động, kiểm soát, di chuyển và quản lý.
Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, BMB luôn cố gắng cập nhật thông tin và thay đổi phù hợp để đem đến những sản phẩm chất lượng, trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Dưới đây là một số nhà kho tối ưu không gian do BMB thiết kế và xây dựng.
Bài viết vừa rồi, BMB Steel đã tổng hợp và chọn lọc những mẹo thiết kế bố trí kho hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Hy vọng đây sẽ là những tài liệu hữu ích cho doanh nghiệp muốn xây dựng và thiết kế nhà thép tiền chế phục vụ kho bãi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn.
>>>Xem thêm: Thiết kế nhà xưởng hợp lý vận hành hiệu quả