Hợp đồng xây dựng là văn bản bắt buộc ký kết bắt buộc giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công. Hợp đồng xây dựng là văn bản quan trọng không thể thiếu khi bắt đầu hợp tác giữa chủ đầu tư và nhà thầu, mang ý nghĩa quan trọng về cả mặt lợi ích lẫn pháp lý, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cả 2 bên. Vì vậy, chúng ta cần cẩn thận và tìm hiểu kỹ lưu ý khi thực hiện ký kết hợp đồng xây dựng.
Khi xác định bắt đầu tiến hành ký kết văn bản cả hai bên phải xác định được nội dung của bản hợp đồng. Ở đây có nghĩa cả hai bên phải biết rõ được phạm vi của công việc, quyền lợi và quyền hạn của mình để có thể thực hiện đúng như bản hợp đồng, tránh xảy ra những vi phạm và tranh cãi không đáng có sau khi ký hợp đồng.
Nội dung hợp đồng xây dựng phải được soạn thảo rõ ràng, cụ thể các điều khoản và các trường hợp xấu xảy ra, các chính sách cam kết, quyền lợi của đổi bên, sát với yêu cầu của hai bên để khi tiến hành ký kết không xảy ra những tranh cãi hay mâu thuẫn.
Giai đoạn nghiệm thu là giai đoạn vô cùng quan trọng để có thể đánh giá được chất lượng của bên thi công, đảm bảo các tiêu chí dưới đây:
Khi bắt đầu ký hợp đồng xây dựng của bất kỳ công trình nào (nhà thép tiền chế, nhà xưởng, nhà máy, nhà kho,...) doanh nghiệp phải chú ý tới thời gian tiến hành thi công để đảm bảo tiến độ hoàn thành công việc trong quá trình xây dựng nhà xưởng hay công trình, tránh những sự cố hay gián đoạn, các yếu tố cần lưu ý bao gồm:
Việc bảo lãnh của nhà thầu để đảm bảo cho việc thanh toán và bảo hành công trình một cách tốt nhất, việc bảo lãnh này là vô cùng quan trọng liên quan mật thiết tới vấn đề tiền bạc, kinh tế của công trình, các khoản thanh toán trong quá trình xây dựng. Cùng với đó cũng có liên quan mật thiết tới quá trình thực hiện công việc và những điều khoản bảo hành công trình, công việc.
Bên chủ đầu tư sẽ ứng trước một phần giá trị của tổng giá trị hợp đồng ký kết nhằm đảm bảo cho những công tác ban đầu xây dựng, chuẩn bị vật tư thi công và những công tác thiết kế. Giá trị của bản hợp đồng sẽ được giữ nguyên và không thay đổi gì cho tới khi quá trình công việc được hoàn thành.
Vấn đề máy móc là một bước không thể bỏ qua khi bắt đầu chuẩn bị thi công, nhà đầu tư cần tiến hành xem xét máy móc, các thiết bị được đưa vào thi công, ví dụ như : cốp pha, giàn giáo, kết cấu thép,... Để đảm bảo tiến độ hoàn thành công việc, năng suất làm việc cũng như sự an toàn cho công nhân tại công trường.
Các bản vẽ và thiết kế phải được các nhà đầu tư xét duyệt mới có thể đưa vào ký kết hay thi công. Bên cạnh đó còn một số yếu tố mà nhà đầu tư thường lưu tâm đó là công tác nhân sự trong suốt quá trình thực hiện thi công, nói đúng hơn đó chính là: cán bộ kỹ thuật, công nhân lao động,…
Sẽ phải có những yêu cầu để bên thi công hoàn thành đúng thời gian quy định, cam kết chịu trách nghiệm về hình thức chịu phạt khi vi phạm hợp đồng hay các điều khoản hợp đồng nếu không đảm bảo thực hiện đúng. Nếu vi phạm sẽ phải chịu trách nghiệm cũng như bồi thường cho bên thiệt hại.
Mẫu hợp đồng đã đưa ra và được chấp thuận của cả hai bên thì sau khi ký kết sẽ không được sửa chữa hay thay đổi, nội dung của bản hợp đồng sẽ giữ nguyên cho tới khi công việc hoàn thành. Cả hai bên nên đọc thật kỹ trước khi đặt bút ký kết, nếu có thắc mắc hay điều gì không thỏa đáng phải hỏi lại để đàm phán, tránh tình trạng “Bút sa gà chết”.
Khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào dự án thì bắt buộc phải kiểm soát chi phí phụ trong công trình như: chi phí về điện nước trong quá trình tiến hành thi công, xây dựng, và một số các chi phí phát sinh khác như thuê vỉa hè để đổ vật liệu, hay những chi phí về sinh hoạt cho công nhân trong quá trình tiến hành.
Một số những chi phí phụ khác cũng không thể thiếu sót, cũng là một phần trách nhiệm của chủ đầu tư đối với người lao động như mua bảo hiểm lao động, bên chủ đầu tư sẽ là người chịu trách nghiệm mua bảo hiểm công trình (nếu có). Bên cạnh những chi phí được kể trên nhà thầu và chủ đầu tư cần tính tới cả những thiệt hại về kinh tế, hoặc những rủi ro không thể ngờ tới khi tiến hành thi công.
Với những thông tin trên, BMB Steel mong rằng giúp bạn nắm rõ những lưu ý đặc biệt, cần thiết đối với việc ký kết hợp đồng xây dựng để thi công xây dựng thành phố. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp ích được cho các doanh nghiệp phục vụ tố những dự định, kế hoạch của công ty.
>>> Xem thêm: Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà xưởng chi tiết nhất