Để xây dựng được một nhà xưởng công nghiệp hoàn chỉnh và đẹp thì không phải là một chuyện đơn giản. Đây là việc yêu cầu phải có kế hoạch chi tiết và kĩ lưỡng. Bản thiết kế nhà xưởng công nghiệp như một bản kế hoạch chi tiết giúp việc xây dựng, lắp đặt trở nên dễ dàng hơn.
Thiết kế nhà xưởng công nghiệp có rất nhiều ưu điểm trong quá trình xây dựng. Vì đây là giai đoạn bắt đầu vô cùng quan trọng của mỗi công trình. Các chi tiết, kế hoạch xây dựng đều được trình bày rõ ràng rõ ràng trong bản vẽ thiết kế nhà xưởng.
Thiết kế nhà xưởng giúp các dự định, ý tưởng được thể hiện thành bản thiết kế nhằm dễ hình dung. Để tránh xuất hiện hiện tượng ý tưởng một đằng nhưng thực hiện một nẻo.
Bản thiết kế nhà xưởng cũng giúp các bên tham gia vào quá trình xây dựng nhà xưởng dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của chủ đầu tư và chủ thầu. Giúp việc thảo luận, sắp xếp bố cục xưởng được suôn sẻ.
Trên cơ sở bản thiết kế, các kỹ sư xây dựng sẽ nắm bắt được các thông tin chi tiết và chính xác. Mục đích là giúp họ và chủ thầu cân nhắc tính toán để bảo đảm chắc chắn cho nhà xưởng công nghiệp.
Thiết kế nhà xưởng công nghiệp sẽ giúp ích cho công đoạn tính toán, ước lượng chi phí một cách rõ ràng và chính xác. Chủ đầu tư sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn mua nguyên vật liệu, thiết bị.
Hơn thế nữa, nó còn giúp chủ động dự trù kinh phí để tránh xảy ra hiện tượng thiếu vật tư hay nhân công vì hết tiền. Khi có bản thiết kế nhà xưởng công nghiệp, công tác xây dựng trở nên nhanh hơn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tiết kiệm chi phí.
Quy trình thiết kế nhà xưởng phải đảm theo tự nhất định, đây là quá trình yêu cầu sự tỉ mỉ và chính xác. Dưới đây là các bước cần phải làm trong quy trình thiết kế nhà xưởng công nghiệp:
Khi thiết kế nhà xưởng công nghiệp, các kỹ sư thiết kế nên cân nhắc và chú ý đến một số quy định và nguyên tắc để nhà xưởng được đẹp nhất, hợp lý nhất, tận dụng tối được tối đa tài nguyên.
Trong việc phân chia bố cục nhà máy thép tiền chế cần dựa dựa vào nguyên tắc như: Phân khu theo mô hình của đất xây dựng, phân khu theo mục đích sử dụng của từng tổ sản xuất, theo mục đích vận chuyển hàng hóa, phải đảm bảo tạo thuận lợi cho dây chuyền sản xuất.
Bản thiết kế nhà xưởng công nghiệp phải đảm tiết kiệm đất nhưng vẫn nâng cao được mật độ xây dựng. Cần tính toán đến kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai.
Phải đảm bảo không gian thoáng đãng bắt, ánh sáng và phải có lối thoát hiểm để tránh những trường hợp khẩn cấp. Cần tập trung thiết kế phần móng cẩn thận, bởi phần móng phải chắc chắn vì phần móng của một công trình quyết định sự vững chắc cho toàn bộ nhà xưởng.
Vì bản thiết kế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong một công trình, nhất là những công trình lớn như nhà xưởng. Do vây, chủ đầu tư nên xem xét kĩ lưỡng, lựa chọn những công ty thiết kế uy tín có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế nhà xưởng công nghiệp.
Đây là mẫu nhà xưởng công nghiệp có khung được làm từ thép tiền chế được làm theo bản thiết kế sẵn. Trên thực tế những công trình áp dụng mẫu thiết kế này thường là các nhà xưởng, khu thương mại, những nơi có diện tích lớn.
Đây là mẫu thiết kế cho những công trình có diện tích rộng. Được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, theo phong cách hiện đại.
Mẫu thiết kế nhà xưởng bao bì được thiết kế tương đối đơn giản. Mô hình khung được dựng theo hàng. Với phần mái, sử dụng mái che trong suốt để có thể hấp thụ ánh sáng tự nhiên nhằm tiết kiệm năng lượng.
Ở Việt Nam hiện nay, các thiết thiết kế nhà xưởng với mục đích gia công thường được dựng bằng khung kết cấu thép với rất nhiều công đoạn để công trình được hoàn thiện nhanh chóng nhưng vẫn chắc chắn.
Với mẫu thiết kế này, các kiến trúc sư thường thiết kế với những công năng sử dụng linh hoạt, tạo thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sau này.
>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp bạn cần biết
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về thiết kế nhà xưởng công nghiệp mà BMB Steel muốn cung cấp cho các bạn. Mong là những thông tin mình cung cấp trong bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn đọc trong quá trình thiết kế nhà xưởng.
Hi sinh
Hi sinh
Hi sinh