TRUYỀN THÔNG

TIN TỨC

Móng băng nhà 2 tầng: Thiết kế và thi công kết cấu thép hiệu quả

01-12-2024

Để xây dựng một công trình vững chắc, việc lựa chọn loại móng phù hợp là vô cùng quan trọng. Móng băng là một trong những loại móng được sử dụng phổ biến nhất trong xây dựng nhà ở, nhà xưởng, cũng như các ngôi nhà 2 tầng. Móng băng nhà 2 tầng có cấu tạo đơn giản, thi công dễ dàng và chi phí hợp lý, phù hợp với nhiều loại công trình.

1. Tổng quan về móng băng nhà 2 tầng

Móng băng nhà 2 tầng được ứng rộng trong xây dựng nhà ở bởi nó có khả năng chịu lực và phân phối trọng tải tốt, phù hợp với mẫu nhà chung 2 tầng được xây dựng phổ biến ở Việt Nam. 

1.1 Định nghĩa

Móng băng là loại móng chịu lực được làm từ bê tông cốt thép, có hình dạng giống như một dải băng dài chạy dọc hoặc ngang dưới nền nhà. Móng này được thiết kế để phân tán trọng lượng của tòa nhà xuống nền đất một cách đều đặn, giúp tăng cường sức chịu đựng và ổn định cho cấu trúc của nhà.

Tổng quan về móng băng nhà 2 tầng
Tổng quan về móng băng nhà 2 tầng

Móng băng thường được sử dụng trong các công trình nhà ở có kết cấu khá nhẹ, đặc biệt là nhà 2 tầng. Móng băng giúp ngăn chặn sự lún, nứt do trọng lượng của công trình nhà 2 tầng và các yếu tố tác động từ môi trường như nước ngầm, sự thay đổi của nền đất,... Đây là một phần quan trọng trong quá trình thiết kế và xây dựng nhà 2 tầng để đảm bảo an toàn và lâu dài cho ngôi nhà.

1.2 Phân loại

Có thể phân loại móng băng nhà 2 tầng thành các loại sau:

Móng băng độc lập: Mỗi móng băng chỉ chịu tải trọng của một cột hoặc một cụm cột. Móng băng độc lập có thể được phân loại thành 2 loại:

  • Móng băng độc lập dọc: Các móng băng được đặt dọc theo chiều dài của công trình.
  • Móng băng độc lập ngang: Các móng băng được đặt ngang theo chiều rộng của công trình.

Móng băng liên tục: Các móng băng được nối liền nhau thành một dải dài, chịu tải trọng của toàn bộ công trình. Móng băng liên tục có thể được phân loại thành 2 loại:

  • Móng băng liên tục đơn: Các móng băng được nối liền nhau bằng các thanh thép liên kết.
  • Móng băng liên tục kép: Các móng băng được nối liền nhau bằng một dải bê tông liên kết.

1.3 Ưu điểm

Kết cấu móng băng nhà 2 tầng có rất nhiều ưu điểm tuyệt vời như:

  • Khả năng chịu tải trọng cao
  • Thi công đơn giản, dễ dàng kiểm tra chất lượng
  • Chi phí xây dựng hợp lý

1.4 Nhược điểm

  • Diện tích móng lớn, gây lãng phí đất
  • Khó thi công trên nền đất yếu, nhiều bùn.
Ưu điểm khi thi công móng băng trong xây dựng nhà 2 tầng
Ưu điểm khi thi công móng băng trong xây dựng nhà 2 tầng

2. Thiết kế móng băng nhà 2 tầng

Thiết kế móng băng nhà 2 tầng là một công việc quan trọng trước khi bắt tay vào việc thi công công trình. Cần có sự tính toán nên lựa chọn loại móng băng nào phù hợp nhất. Dưới đây là một số thông tin quan trọng bạn cần lưu ý.

2.1 Các yếu tố lưu ý khi chọn loại móng băng cho nhà 2 tầng

2.1.1 Loại đất nền

  • Đối với nền đất tốt khi xây nhà 2 tầng thì hoàn toàn có thể sử dụng móng băng để tăng tính bền vững.
  • Nếu lớp đất yếu bên trên mỏng dưới 1,5m thì thay thế lớp đất yếu bằng đệm cát, rồi sau đó thi công móng băng bình thường tương tự như nền đất tốt.
  • Trường hợp lớp đất yếu phía trên quá dày thì coi như đó là vùng đất yếu. Khi đó không nên dùng móng băng mà nên dùng móng bè hoặc móng cọc
  • Khi lớp đất yếu có độ dày không cố định thì có thể dùng móng băng với độ dày tùy biến. Phần móng sẽ dày hơn ở nơi lớp đất yếu dày và mỏng hơn ở nơi đất yếu mỏng.

2.1.2 Tải trọng của công trình

Móng băng có cấu tạo đơn giản, chi phí thi công không quá cao. Vì vậy nên thường phù hợp với các công trình có tải trọng trung bình. Với những công trình tải trọng lớn thì nên ưu tiên móng cọc.

Các yếu tố lưu ý khi chọn loại móng băng cho nhà 2 tầng
Các yếu tố lưu ý khi chọn loại móng băng cho nhà 2 tầng

2.1.3 Kích thước và hình dạng công trình

Móng băng thường phù hợp với công trình có dạng nhà phố, biệt thự hoặc dạng biệt thự nhà vườn… Ngoài ra, nó cũng phù hợp với công trình có kích thước nhỏ lẻ khác.

2.1.4 Chi phí xây dựng

Móng băng nhà 2 tầng thường được xây dựng phổ biến các công trình nhà ở tại Việt Nam. Loại móng này được đánh giá là có chi phí thấp bởi quá trình thi công đơn giản, nhanh chóng.

2.2 Cách tính toán kích thước móng

Cách tính toán kích thước móngViệc tính toán được kích thước móng băng sẽ giúp bạn nắm được chi phí vật liệu làm. Từ đó có kế hoạch chủ động hơn trong xây dựng công trình. 

2.2.1 Kích thước móng băng độc lập

  • Chiều rộng móng được xác định bằng công thức sau:

Chiều rộng móng nhỏ nhất = 1/2 chiều rộng cột

Chiều rộng móng lớn nhất = 1/2 chiều dài cột

  • Chiều dài móng được xác định bằng = 1/2 chiều dài cột

2.2.2 Kích thước móng băng liên tục

  • Chiều rộng móng băng liên tục được xác định như sau:

Chiều rộng móng nhỏ nhất = 1/2 chiều rộng cột

Chiều rộng móng lớn nhất = 1/2 chiều dài cột

  • Chiều dài móng = 1/2 chiều dài cột

2.3 Các loại vật liệu thường dùng

Các vật liệu thường dùng cho kích thước móng phổ biến hiện nay là bê tông, thép, gạch, đá… Tùy theo kích thước, trọng tải, tính chất đất nền mà số lượng vật liệu sử dụng sẽ khác nhau. Vì vậy, bạn có thể liên hệ với BMB Steel nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn.

3. Thi công móng băng nhà 2 tầng

Thi công móng băng nhà 2 tầng

Sau khi tham khảo các thông tin về tổng quan và kích thước móng băng thì việc nắm được quy trình, kinh nghiệm và các rủi ro có thể gặp phải khi thi công sẽ giúp chủ thầu chủ động hơn trong dự án của mình. 

3.1 Quy trình thi công

Quy trình thi công móng băng cho nhà 2 tầng trải qua các bước cơ bản sau:

  • Giải phóng mặt bằng

Đầu tiên khi thi công móng băng là bạn cần giải phóng mặt bằng. Ở bước này cần vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng. Xác định vị trí để đóng cọc hay đào hố móng bằng các vật dụng chuyên dụng. 

  • Đào hố móng

Sau khi đã giải phóng mặt bằng sạch sẽ, gọn gàng, cần tiến hành đào hố móng theo những vị trí đánh dấu trước đó. Ở bước này cần tuân thủ đúng theo bản vẽ, không đào quá nông hoặc quá sâu. Thông thường chiều sâu của móng chỉ dao động từ 2 đến 2,5m và chiều rộng là 1,5m.

  • Lấp cát nền

Tiếp đến, tùy theo loại đất yếu hay đất tốt mà lấp thêm lớp cát nền gia cố. Sao cho hố có móng gọn gàng, bằng phẳng để dễ dàng để dễ dàng cho các bước thi công tiếp theo.

  • Đổ bê tông lót

Ở bước này, chúng ta cần tiến hành đổ lớp bê tông lót ở móng hố với chiều cao 10cm. Mục đích nhằm tạo mặt phẳng cho đáy và hạn chế lớp bê tông trên bị mất nước trong quá trình đổ móng.

  • Lắp đặt cốt thép

Đây là bước vô cùng quan trọng và cần tuân thủ đúng bản thiết kế được tính toán sẵn từ đầu. Đặc biệt cần tuân thủ đúng khoảng cách đan thép và giữa các lớp thép với nhau. Đồng thời cần kê thép cẩn thận để quá trình di chuyển không khiến thép bị xê dịch. 

  • Lắp ghép cốp pha móng

Tiếp theo cần lắp ghép cốp pha móng. Bước này cũng cần cẩn thận, tránh các sai sót không đáng khiến quá trình đổ bê tông không đạt hiệu quả như mong muốn. 

Quy trình thi công móng băng cho nhà 2 tầng
Quy trình thi công móng băng cho nhà 2 tầng
  • Đổ bê tông móng

Đổ bê tông móng là bước vô cùng quan trọng khi xây móng măng. Quá trình đổ bê tông cần được thực hiện theo đúng thiết kế trong bản vẽ. Đồng thời quá trình đổ cần đầm đều tay và liên tục. 

Lưu ý khi đổ bê tông móng băng thì cần đổ từ xa đến gần, tuyệt đối không đứng trên cốp pha khiến sai lệch kết cấu thép của chúng. 

  • Bảo dưỡng bê tông móng

Sau khi đổ xong móng bê tông, bạn cần tránh các va chạm vật lý để không gây nứt, vỡ. Ngoài ra, cũng cần đảm bảo bê tông luôn đủ ẩm bằng cách trải bạt và liên tục tưới nước trong 7 ngày đầu.

3.2 Kinh nghiệm thi công

Để thi công móng băng đạt hiệu quả tối ưu, chủ thầu cần nắm được một số lưu ý sau:

  • Trước khi thi công móng băng, bạn nên tính toán và lựa chọn loại móng băng phù hợp. Sao cho chúng vừa đảm bảo được khả năng chịu lực vừa giúp tiết kiệm chi phí. 
  • Nếu móng có chiều sâu nông thì nên dùng móng bê tông cốt thép
  • Cần khảo sát hiện trạng đất  nền là tốt hay yếu trước khi tiến thi công móng băng.
  • Khi thi công móng băng tuyệt đối không để chúng bị ngập nước. Điều này sẽ làm giảm tính liên kết cũng như chất lượng của bê tông cốt thép. Vì vậy, trước khi đổ bê tông cần  hút nước rồi mới tiến hành đổ.
  • Với những công trình cần móng có khả năng chịu lực cao thì nên dùng móng bê tông cốt thép. 
  • Khi thi công móng băng cho những công trình nhà thiết kế với tầng hầm hoặc tầng bán hầm thì móng băng cần đặt sâu hơn nền đất hầm một khoảng trên 40cm. Phần đỉnh móng cần nằm dưới sàn của tầng hầm. 
Kinh nghiệm thi công móng băng
Kinh nghiệm thi công móng băng nhà 2 tầng

3.3 Các rủi ro thường gặp

Móng băng được biết đến là loại móng phổ biến được sử dụng rộng rãi trong xây dựng. Việc thiết kế và thi công móng băng cần được tính toán kỹ lưỡng trước khi tiến hành. Thế nhưng nếu không đảm bảo được công tác này thì khi xây dựng móng có thể sẽ  phải đối mặt với một số rủi ro như:

  • Móng không đủ khả năng chịu tải trọng do quá trình tính toán không chính xác hoặc xây dựng trên nền đất yếu mà không có sự gia cố thêm. 
  • Móng bị lún, nghiêng do phần đất nền không được cán đều hoặc do địa hình phức tạp.
  • Móng bị nứt, vỡ khi các vật liệu khi đổ bê tông không đảm bảo đúng tiêu chuẩn.

4. Dịch vụ thi công móng băng

Hiện nay nhu cầu xây dựng nhà ở, văn phòng, nhà xưởng… ngày càng nhiều. Vậy nên cũng có khá nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thi công móng băng. Tuy nhiên, để đảm bảo về chất lượng móng băng cũng như chi phí xây dựng thì bất kỳ chủ thầu nào cũng mong muốn tìm được một đơn vị uy tín. 

Một trong những đơn vị được các chủ doanh nghiệp, chủ thầu, chủ nhà tin tưởng nhất hiện nay có thể kể đến là BMB Steel. Đây là công ty chuyên về thiết kế, thi công các loại nhà xưởng trọng tải lớn. Vì vậy có thể xử lý móng băng từ nhà ở dân dụng cho đến các công trình xây dựng hơn 100,000 m2 tốt và mang lại hiệu quả tối ưu.  

Dịch vụ thi công móng băng nhà 2 tầng

Hiện tại BMB Steel đang được công ty TNHH Cheng Loong lựa chọn là đối tác xây dựng với 4 hạng mục chính. Trong đó bao gồm nhà máy tạo bột BM2, phòng nghiền, nhà máy điện chính, xưởng bao bì. Dự án có tổng diện tích lên đến 63,000 m2 và sử dụng khoảng gần 1500 tấn thép. 

Đây là dự án có tải trọng cực lớn nên khâu thiết kế thi công móng là vô cùng quan trọng. Thế nhưng với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, mọi vấn đề sẽ được BMB Steel xử lý nhanh chóng và tối ưu nhất. Vì vậy nếu đang cần thiết kế xây dựng móng băng hay bất kỳ công trình xây dựng thép tiền chế nào thì có thể liên hệ ngay với BMB Steel để được hỗ trợ nhanh chóng. 

5. BMB Steel - Giải pháp cho vấn đề thi công móng băng nhà 2 tầng

Giải pháp cho vấn đề thi công móng băng nhà 2 tầngTrong quá trình thi công móng băng có thể sẽ xảy ra nhiều vấn đề nếu không được tính toán kỹ lưỡng. Vì vậy bạn sẽ cần tham khảo những giải pháp khắc phục nhanh chóng, triệt để. 

5.1 Giải pháp khắc phục móng băng nhà ống 2 tầng không đủ cứng

Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do không nghiên cứu kỹ về nền đất hoặc phát sinh tải trọng vượt mức đã thiết kế ban đầu.  Nếu muốn khắc phục thì buộc phải gia cố móng nhà bằng cách mở rộng đáy móng. 

Điều này có nghĩa là chúng ta cần gia công thêm kết cấu chống đỡ dưới móng cũ. Cách đơn giản nhất là đặt thêm tấm bê tông cốt thép dưới móng cũ. Như vậy, kết cấu thép móng băng sẽ được gia cố chắc chắn và chịu được lực lớn hơn. 

5.2 Giải pháp khắc phục móng băng bị nứt, sụp đổ

Trong quá trình thi công móng băng nếu không tuân thủ đúng tiêu chuẩn thì có thể dẫn đến tình trạng móng băng bị sụp đổ hoặc có vết  nứt. Nguyên nhân  có thể do nền đất bị thay đổi kết cấu. Tuy nhiên phần lớn do:

  • Không khảo sát kỹ địa hình, tính toán sai kết cấu. 
  • Đơn vị thi công thực hiện sai bản vẽ thiết kế, không đúng kỹ thuật. 
  • Chủ đầu tư tiết kiệm nguyên liệu hoặc thiết kế không đúng công năng sử dụng theo yêu cầu.

Khi xuất hiện các vết nứt, sụt nút có thể khiến công trình của bạn gặp nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Cách khắc phục vấn đề này cũng khá phức tạp. Chúng ta cần có sự quan sát thực tế xem tình trạng lún, sụp đang ở mức độ nào,  nguyên nhân từ đâu để có biện pháp khắc phục kịp thời:

  • Nếu các vết nứt chỉ diễn ra trong thời gian nhất định và dừng lại thì có thể tiến hành chờ đợi và sửa chữa nhẹ. 
  • Nếu vết nứt chỉ nhỏ trong nhà thì bạn có thể đập bỏ lớp gạch hoặc xi măng rồi thay thế bằng một ít đất để lấp đầy và ốp lại gạch mới. Nếu lún tại cột ban công, cột nhà thì cần tìm cách giảm áp lực cho nền rồi mới nên xử lý lún. 
  • Ngoài ra với trường hợp bị sụp nặng thì cần tìm đến các chuyên gia để gia cố. Một trong những biện pháp tích cực và hiệu quả nhất là để gia cường móng. Thậm chí có thể  phải hạ cột cao xuống hoặc đôn cột thấp lên… 

6. BMB Steel - Giải pháp cho vấn đề thi công móng băng nhà 2 tầng

Có thể nói việc tu sửa, khắc phục các tình trạng lỗi móng băng là vô cùng phức tạp. Nó không chỉ khiến mất thẩm mỹ, tốn thời gian mà còn mất rất nhiều chi phí.

Để tránh gặp những tình trạng này, ngay từ đầu bạn nên tìm các đơn vị thi công uy tín. Những đơn vị này thường có đội ngũ thợ chuyên nghiệp, thiết kế bản vẽ chính xác. Các vật liệu cung cấp đảm bảo chất lượng tốt, có bảo hành sau thi công. Như vậy công trình mới có thể bền vững, ổn định với tuổi thọ cao dù sau thời gian dài sử dụng.

Nếu bạn là nhà đầu tư, chủ nhà, chủ doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thi công móng băng cho nhà xưởng 2 tầng thì BMB Steel chắc chắn sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Với đội ngũ kỹ sư giỏi cùng phần mềm tính toán chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ giúp bạn có được nền móng kiên cố mà không lo nứt vỡ qua hàng thập kỷ. 

BMB Steel - Giải pháp cho vấn đề thi công móng băng nhà 2 tầng
BMB Steel - Giải pháp cho vấn đề thi công móng băng nhà 2 tầng

Đến với BMB Steel bạn sẽ tư vấn chi tiết mọi vấn đến. Từ đó nắm được chi phí thi công, độ ổn định của công trình. Tất cả kế hoạch đề ra đều nhằm mục đích đáp ứng tối đa mọi yêu cầu của khách hàng.
Tùy theo địa hình, quý vị cũng sẽ được tư vấn chi tiết hơn về loại móng băng phù hợp. Từ đó giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn có được hạng mục tối ưu, đảm bảo chất lượng, phù hợp với công năng sử dụng.

Trên đây là thông tin về việc thi công móng băng nhà 2 tầng. Nếu có bất kỳ câu hỏi thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay đến hotline 0767676170 để được đội ngũ kỹ sư, chuyên viên tại BMB Steel tư vấn chi tiết.

BÀI MỚI NHẤT
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/12/10773/what-is-shaped-steel-6.jpg
2 tuần trước
Tìm hiểu thép hình là gì, quy trình sản xuất, các loại thép hình phổ biến cùng ưu, nhược điểm, ứng dụng của chúng trong xây dựng, công nghiệp và đời sống.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/12/10713/dam-thep-la-gi-1.jpg
3 tuần trước
Dầm thép là một thành phần quan trọng trong xây dựng. Bài viết cung cấp thông tin chi tiết dầm thép là gì, cấu tạo, phân loại, lợi ích của dầm thép.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/12/10700/han-ket-cau-thep-1.jpg
3 tuần trước
Hàn kết cấu thép là quá trình hàn nối các thành phần của cấu trúc thép với nhau thông qua cách hàn như hàn hồ quang điện,... Cùng BMB tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau!
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/12/10654/quy-trinh-son-ket-cau-thep-1.png
1 tháng trước
Hướng dẫn quy trình sơn kết cấu thép đảm bảo độ bền và khả năng chống ăn mòn tối ưu. Cùng tìm hiểu rõ quy trình sơn kết cấu thép chi tiết tại đây!
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/12/10576/what-is-a-roof-truss-1.jpg
1 tháng trước
Tìm hiểu chi tiết về vì kèo là gì. Bài viết phân loại các loại vì kèo phổ biến, hướng dẫn thiết kế giúp bạn lựa chọn vì kèo phù hợp cho công trình của mình.
Bình luận (0)
HOTLINE
(+84) 767676170
CONTACT US
NOW