TRUYỀN THÔNG

TIN TỨC

Báo giá chi phí xây dựng nhà xưởng mới nhất

09-25-2021
Mục lục bài viết
  1. 1. Quy trình thi công, xây dựng nhà xưởng
  2. 2. Báo giá chi phí xây dựng nhà xưởng, nhà thép tiền chế năm 2024
    1. 2.1 Đơn giá chi phí xây dựng nhà xưởng thép tiền chế
    2. 2.2 Đơn giá chi phí xây dựng nhà xưởng, nhà kho đơn giản
    3. 2.3 Đơn giá chi phí xây dựng nhà tiền chế, nhà xưởng, nhà kho (Không đổ bê tông)
  3. 3. Các yếu tố ảnh hưởng tới đơn giá thi công nhà xưởng
    1. 3.1 Công năng của nhà xưởng
    2. 3.2 Địa điểm xây dựng nhà xưởng
    3. 3.3 Quy mô xây dựng nhà xưởng
    4. 3.4 Mẫu nhà xưởng
    5. 3.5 Vật liệu xây dựng
    6. 3.6 Thời gian thi công nhà xưởng
    7. 3.7 Yêu cầu tiến độ công trình thi công, xây dựng nhà xưởng
    8. 3.8 Đơn vị thi công nhà xưởng
  4. 4. Các biện pháp thi công nhà xưởng tối ưu chi phí hiệu quả nhất
    1. 4.1 Các giải pháp kết cấu khung chính
    2. 4.2 Các giải pháp kết cấu bao che
  5. 5. Những lưu ý giúp tối ưu chi phí xây dựng nhà xưởng
    1. 5.1 Giai đoạn thiết kế
    2. 5.2 Giai đoạn thi công nhà xưởng
  6. 6. Hướng dẫn dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng
    1. 6.1 Tính toán chi phí xây dựng nhà xưởng là điều cần thiết
    2. 6.2 Cách tính toán chi phí xây dựng nhà xưởng
  7. 7. Những câu hỏi thường gặp khi chọn thi công nhà xưởng
    1. 7.1 Khung thép tiền chế có tiết kiệm thời gian thiết kế hay không? 
    2. 7.2 Tiết kiệm thời gian và chi phí với khung thép tiền chế có được không? 
    3. 7.3 Nên kết hợp loại sàn nào với khung thép tiền chế 
    4. 7.4 Có thể sử dụng khung thép tiền chế cho công trình nào?
    5. 7.5 Nhà xây mới có nên sử dụng khung thép tiền chế
  8. 8. Một số thiết kế nhà xưởng 200m2 - 800m2 hiệu quả hiện nay

Xây dựng, thi công nhà xưởng với chi phí hợp lý, kê khai báo giá chi tiết là điều mà các doanh nghiệp quan tâm. Nếu bạn đang băn khoăn về chi phí xây dựng nhà xưởng là bao nhiêu? Chi phí vật liệu, nhân công xây dựng nhà xưởng như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của BMB Steel để nắm được giá xây dựng, thi công nhà xưởng tiền chế từ đó lập kế hoạch ngân sách phù hợp.

1. Quy trình thi công, xây dựng nhà xưởng

Quy trình xay dung nha xuong

Thi công và xây dựng nhà xưởng tiền chế trải qua những giai đoạn như thế nào: 

Thiết kế

  • Thiết kế bản vẽ sơ bộ, tổng quan,
  • Thiết kế bản vẽ chi tiết trên phần mềm để trình duyệt dự án 

Gia công 

  • Nhập nguồn vật liệu thô 
  • Kiểm tra nguồn vật liệu và cắt ghép 
  • Hàn thủ công, hàn tự động các nguyên vật liệu 
  • Mài các nguyên vật liệu, nắn thẳng
  • Kiểm tra và làm sạch các cấu kiện

Lắp dựng 

  • Định vị các bulong neo
  • Lắp khung kèo, kết cấu
  • Lợp tôn và các phụ kiện 
  • Hoàn thiện khung, hoàn thiện phần kết cấu bao bọc 

Nghiệm thu công trình an toàn 

  • Nghiệm thu công trình phải kiểm tra toàn bộ hệ thống
  • Đảm bảo an toàn, đúng chất lượng như bản vẽ đề ra

2. Báo giá chi phí xây dựng nhà xưởng, nhà thép tiền chế năm 2024

Để biết chính xác hơn về đơn giá thi công nhà xưởng, các doanh nghiệp nên liên hệ trực tiếp đến những đơn vị xây dựng, công ty chuyên thi công nhà máy, nhà xưởng công nghiệp để được tư vấn cụ thể.

Với kinh nghiệm thi công đa dạng nhiều dự án nhà xưởng nhỏ đến lớn, phạm vị hoạt động đa quốc gia BMB Steel sẽ đưa ra một số đơn giá cơ bản dựa trên mô hình và xu hướng xây dựng hiện nay giúp các bạn tham khảo và dự trù kinh phí.

vật tư xây dựng nhà xưởng

Hình ảnh vật tư xây dựng nhà xưởng
Vật tư sử dụng để xây dựng khung nhà xưởng

2.1 Đơn giá chi phí xây dựng nhà xưởng thép tiền chế

Các công ty xây dựng thường báo giá dựa trên quy mô diện tích. Chi phí xây dựng nhà xưởng thép tiền chế thường giao động ở mức 1.000.000đ/m2 – 1.500.000đ/m2 tùy thuộc vào diện tích, quy mô nhà xưởng, ngành nghề hoạt động, khung kèo cột, nền nhà xưởng. Đây là bảng báo giá thi công nhà xưởng tiền chế từ thị trường chung mới nhất trong năm 2024. Báo giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Đơn giá có thể sẽ thay đổi tùy vào từng thời điểm. 

Mô tả sơ bộ:

  • Nền nhà xưởng bê tông cốt thép, sơn epoxy
  • Chiều cao dưới 7,5m
  • Cột, vì kèo thép tổ hợp.
  • Mái panel dày 50mm, tường panel, cửa nhôm kính
  • Trần thạch cao

Với nhà xưởng sử dụng cột bê tông cốt thép, khung vì kèo thép tiền chế, mái tôn thì đơn giá xây dựng sẽ ở mức giao động 2.000.000 đ/m2 đến 2.800.000 đ/m2 cập nhật tại thời điểm 2024.

Mô tả sơ bộ:

  • Chiều cao dưới 7,5m
  • Cột bê tông cốt thép
  • Vì kèo thép tổ hợp, có cửa trời
  • Mái tôn 0,45m
  • Tường 220 xây cao 4m, thưng tôn và cửa chớp tôn

2.2 Đơn giá chi phí xây dựng nhà xưởng, nhà kho đơn giản

Với các nhà xưởng, nhà kho đơn giản có quy mô diện tích dưới 1500m2, cao độ dưới 7,5m, cột xây lõi thép hoặc cột đổ bê tông, kèo thép v, sắt hộp, vách xây tường 100mm, vách tole, mái tole. Chi phí xây dựng nhà xưởng sẽ thường được tách ra 2 phần tính như sau:

  • Không cầu trục: Đơn giá xây dựng từ 1.200.000 đ/m2 – 1.800.000 đ/m2.
  • Có cầu trục 5 – 10 tấn: Đơn giá xây dựng: 1.800.000 đ/m2 – 2.500.000 đ/m2

Mô tả sơ bộ công trình:

  • Chiều cao dưới 7.5m,
  • Tường 110 xây cao 2m, thưng tôn, cửa chớp tôn
  • Mái tôn 1 lớp 0,45mm
  • Cột kèo thép tổ hợp
  • Nền bê tông dày 15cm

Lưu ý: Thông tin bảng giá được cập nhật tại thời điểm 2024 và đây là mức giá tham khảo trên thị trường chung.

2.3 Đơn giá chi phí xây dựng nhà tiền chế, nhà xưởng, nhà kho (Không đổ bê tông)

Với các mẫu nhà kho tiền chế, nhà xưởng không cần đổ bê tông với quy mô lớn đơn giá xây dựng thường ở mức giao động từ 650.000đ/m2 – 1.400.000/m2. Các mẫu nhà này thường có xà gồ C dày 1.8mm – 2mm, sắt hộp 5×10, 6×12, cột I100 – I200 hoặc sử dụng cột điện để giám giá thành và tăng độ bền sản phẩm. Thép đặc làm kèo, bản mã, Bu Lông, Ốc vít liên kết, Cáp căng, Mái tole dày 4,5zem. Mức giá được cập nhật cho năm 2024.

3. Các yếu tố ảnh hưởng tới đơn giá thi công nhà xưởng

đơn giá thi công nhà xưởng

3.1 Công năng của nhà xưởng

Yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần quan tâm đó là mục đích xây dựng nhà xưởng và công năng sử dụng. Chẳng hạn như nhà xưởng dùng để làm kho bãi thì sẽ có cách thiết kế khác so với nhà xưởng làm công ty, làm nhà hàng, hay nhà xưởng làm khu xây dựng. Mỗi công năng khác nhau yêu cầu thiết kế khác nhau và đòi hỏi vật tư xây dựng khác nhau. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu tư vào đó. 

3.2 Địa điểm xây dựng nhà xưởng

Địa điểm xây dựng là yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà xưởng. Ví dụ như địa điểm bằng phẳng, thuận lợi thì người thi công sẽ dễ dàng di chuyển nguyên vật liệu, hay mặt bằng xử lý dễ hơn. Còn địa điểm gồ ghề, quanh co, khó vận chuyển lại phải đầu tư thêm kinh phí mở đường, các phương án xử lý hạ tầng mất thời gian và tiền của. 

3.3 Quy mô xây dựng nhà xưởng

Xây dựng, thi công nhà xưởng tính chi phí theo từng đơn vị m2. Quy mô của nhà xưởng thép tiền chế càng lớn thì đương nhiên chi phí xây dựng sẽ càng cao. Quy mô xây dựng nên thiết kế sao cho phù hợp với công năng, mục đích sử dụng. 

3.4 Mẫu nhà xưởng

Thiết kế mẫu nhà xưởng đơn giản thì sẽ chỉ cần bỏ ra chi phí vừa phải. Còn nếu muốn mẫu nhà xưởng cầu kỳ, nhiều chi tiết thì chi phí bỏ ra cũng sẽ ít hơn. 

3.5 Vật liệu xây dựng

Vật tư xây dựng cần phải có nguồn vào chất lượng. Không chọn vật tư rẻ mà khiến cho chất lượng công trình giảm sút. Vật tư là yếu tố quan trọng cần đầu tư cho một công trình nhà xưởng chất lượng. 

3.6 Thời gian thi công nhà xưởng

Thời gian thực hiện công trình ảnh hưởng khá nhiều đến chi phí thi công nhà xưởng. Mỗi năm, ảnh hưởng của kinh tế thị trường mà giá nguyên vật liệu lại thay đổi, tăng giảm khác nhau. Giá thép tiền chế có năm lên cao khiến cho doanh nghiệp khó đầu tư xây dựng, nhưng có năm lại biến động thấp xuống. Bên cạnh đó, chọn thời gian thi công trong năm, phụ thuộc theo thời tiết để định giá chi phí. Đầu năm thường là thời điểm thời tiết thuận lợi để thi công, tiết kiệm chi phí. 

3.7 Yêu cầu tiến độ công trình thi công, xây dựng nhà xưởng

Thi công nhà xưởng cần phải đảm bảo hợp đồng giữa hai bên về tiến độ thi công, thực hiện. Tiến độ thi công bị trì trệ sẽ gây ra những khoản phát sinh chi phí rắc rối. Nên thúc đẩy tiến độ thi công càng nhanh càng tốt. Đảm bảo đúng thời gian trong hợp đồng. 

3.8 Đơn vị thi công nhà xưởng

Tùy thuộc vào mỗi nhà thầu, mỗi đơn vị thi công mà giá xây dựng nhà xưởng cũng khác nhau. Đơn vị thi công nhà xưởng càng chất lượng, càng có kinh nghiệm, uy tín lâu năm thì ắt hẳn sẽ có giá thành xây dựng cao hơn, xứng đáng với chất lượng dịch vụ mà họ bỏ ra. Bởi vậy mà chọn đơn vị thi công phải thật sự tốt mới có được công trình phục vụ đủ yêu cầu của đơn vị doanh nghiệp mong muốn. 

4. Các biện pháp thi công nhà xưởng tối ưu chi phí hiệu quả nhất

biện pháp thi công nhà xưởng

Nhà xưởng công nghiệp dùng để sản xuất, vận hành dây chuyền các sản phẩm hay dùng cho việc dân sinh. Khung và kết cấu bao che là hai bộ phận hình thành nên kiến trúc nhà xưởng: 

  • Khung nhà công nghiệp bao gồm: Móng, cột, dầm, sàn, mái, dầm, khung chống gió,...
  • Kết cấu bao che: Mái và tường 

4.1 Các giải pháp kết cấu khung chính

Có 3 giải pháp:

  • Giải pháp cho chi phí xây dựng nhà xưởng bằng khung bê tông cốt thép
    • Chắc chắn, hiệu quả xây dựng cao
    • Bền về lâu dài 
  • Giải pháp cho chi phí xây dựng nhà xưởng bằng khung thép
    • Có thể tạo được khung chắc chắn mà vẫn tạo được sự dẻo dai, khung đa dạng
    • Chất liệu bền, tiết kiệm chi phí, dễ thiết kế 
  • Giải pháp cho chi phí xây dựng nhà xưởng bằng khung hỗn hợp
    • Khung hỗn hợp gồm thép và bê tông tăng gấp đôi công năng
    • Công trình được vững vàng hơn

Khi chọn giải pháp thiết kế kết cấu khung chính thì nên dựa vào nhu cầu xây dựng của nhà xưởng để phục vụ mục đích gì. Ngoài ra, chi phí của mỗi loại kết cấu sẽ khác nhau. Loại kết cấu khung nhà xưởng bằng thép vẫn mang tính tiết kiệm hơn so với hai loại còn lại vì vật liệu cần đầu tư vào nhiều hơn và khâu thiết kế cầu kỳ hơn. 

4.2 Các giải pháp kết cấu bao che

Phần quan trọng của ngôi nhà xưởng nữa đó chính là kết cấu bao che. Sẽ giúp cho nhà xưởng tránh được các ảnh hưởng ngoại cảnh như mưa nắng, giông bão. Bảo vệ tài sản phía trong nhà xưởng. 

Các bộ phận cấu thành kết cấu bao che của nhà xưởng tiền chế như: 

  • Mái nhà
  • Tường bao quanh 

5. Những lưu ý giúp tối ưu chi phí xây dựng nhà xưởng

chi phí xây dựng nhà xưởng

5.1 Giai đoạn thiết kế

  • Thiết kế phải trình bày rõ ràng, chi tiết 
  • Đưa ra các phương án thiết kế cụ thể, có kèm phương án giải quyết phát sinh 
  • Kết cấu phải hợp lý, phù hợp địa hình, môi trường xây dựng để tiết kiệm chi phí

5.2 Giai đoạn thi công nhà xưởng

  • Chọn nhà thầu uy tín 
  • Vạch ra giai đoạn, lộ trình thi công cụ thể 
  • Người thiết kế, người thi công, người đầu tư đều phải nắm rõ quy trình thiết kế
  • Phải thực hiện theo đúng hợp đồng thỏa thuận 

6. Hướng dẫn dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng

Hướng dẫn dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng

Việc tính toán và quản lý chi phí một cách hiệu quả là điều cần thiết trong quá trình thực hiện dự án xây dựng nhà xưởng. Việc đảm bảo rằng bạn hiểu và quản lý chi phí đúng cách sẽ giúp dự án của bạn tiến hành một cách suôn sẻ, đảm bảo nguồn tài chính được sử dụng một cách có lợi nhất và đảm bảo chất lượng công trình cuối cùng đáp ứng mục tiêu. 

6.1 Tính toán chi phí xây dựng nhà xưởng là điều cần thiết

Tính toán chi phí xây dựng nhà xưởng là điều cần thiết

Tính toán chi phí xây dựng nhà xưởng có lợi ích quan trọng khi bạn nhận báo giá xây dựng từ các nhà thầu hoặc đơn vị thi công:

  • Đảm bảo tính chính xác: Bằng cách tính toán chi phí trước, bạn có cơ hội đảm bảo tính chính xác của báo giá mà bạn nhận được từ các nhà thầu. Điều này giúp tránh những sự hiểu lầm hoặc sai sót trong quá trình xây dựng.
  • Tiết kiệm thời gian: Giúp bạn chọn lựa nhà thầu phù hợp nhất với ngân sách và yêu cầu của dự án.
  • Đàm phán tốt hơn: Có kiến thức về chi phí xây dựng giúp bạn thương lượng hiệu quả hơn với các nhà thầu. Bạn có thể thảo luận về việc cắt giảm chi phí hoặc điều chỉnh các yếu tố trong hợp đồng để đảm bảo tính hiệu quả tài chính.
  • Dự đoán nguồn tài chính: Tính toán chi phí giúp bạn dự đoán nguồn tài chính cần thiết cho dự án xây dựng nhà xưởng. Điều này giúp bạn lập kế hoạch tài chính cho dự án và đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn vốn để hoàn thành công trình.
  • Tránh sự cố bất ngờ: Bằng cách tính toán chi phí trước, bạn có thể tránh những bất ngờ không mong muốn trong quá trình thi công. Điều này giúp dự án diễn ra suôn sẻ hơn và giảm nguy cơ trễ hẹn hoặc dừng lại.

6.2 Cách tính toán chi phí xây dựng nhà xưởng

cách tính toán chi phí xây dựng nhà xưởng

Trong phần này, BMB Steel sẽ đi sâu hơn vào việc tính toán chi phí xây dựng nhà xưởng. Đây là một bước quan trọng trong quá trình quản lý dự án xây dựng và đảm bảo rằng nguồn tài chính được sử dụng một cách hiệu quả. Dưới đây là các bước cụ thể:

Bước 1: Xác định các yếu tố chi phí cơ bản

Trước hết, bạn cần xác định các yếu tố cơ bản có thể ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà xưởng. Đây bao gồm:

  • Nguyên vật liệu: Đánh giá loại và số lượng nguyên vật liệu cần thiết, cùng với giá trị của chúng.
  • Nhân công: Xác định số lượng công nhân cần thiết và tính toán chi phí lao động, bao gồm cả lương và các khoản phụ cấp.
  • Máy móc và thiết bị: Đánh giá sự cần thiết của máy móc và thiết bị trong quá trình xây dựng và tính toán chi phí liên quan.
  • Chi phí phụ kiện và phát sinh: Bao gồm các khoản phát sinh không dự đoán được và các chi phí phụ kiện khác như vận chuyển và lưu trữ.

Bước 2: Tính toán chi phí từng yếu tố

Sau khi xác định các yếu tố chi phí, bạn sẽ cần tính toán chi phí cụ thể cho mỗi yếu tố này. Sử dụng các công thức phù hợp để tính toán tổng chi phí của nguyên vật liệu, nhân công, máy móc và thiết bị, và các khoản phát sinh.

Bước 3: Tổng hợp và kiểm tra chi phí

Khi bạn đã tính toán chi phí từng yếu tố, hãy tổng hợp chúng để có tổng chi phí xây dựng nhà xưởng. Điều này sẽ giúp bạn biết được tổng số tiền cần thiết cho dự án.

Bước 4: So sánh với ước tính trực tuyến hoặc phương án dự tính của bạn

Nếu muốn kiểm tra tính chính xác của tính toán, bạn có thể so sánh với các công cụ ước tính trực tuyến hoặc tham khảo các phương án dự tính của các đơn vị hay các nhà thầu xây dựng nhà xưởng. Từ đó, bạn có thể xem xét các hạng mục 

7. Những câu hỏi thường gặp khi chọn thi công nhà xưởng

Hình ảnh thi công nhà xưởng

7.1 Khung thép tiền chế có tiết kiệm thời gian thiết kế hay không? 

Câu hỏi này được rất nhiều người đặt ra. Theo đó, khung thép tiền chế cách gia công đơn giản, nguyên liệu chế tác chỉ có thép nên sẽ tiết kiệm phần nhiều thời gian, lắp ráp, hàn gắn dễ dàng. Chứ không như loại bê tông cốt thép lại phải sử dụng nhiều nguyên liệu trộn lẫn, chờ bê tông khô cứng lại rất mất thời gian. 

7.2 Tiết kiệm thời gian và chi phí với khung thép tiền chế có được không? 

Khung thép tiền chế có thể giúp tiết kiệm thời gian và chi phí với quy trình thiết kế của nó đơn giản. Thời gian thiết kế rút ngắn thì những chi phí phát sinh sẽ càng bớt đi. 

7.3 Nên kết hợp loại sàn nào với khung thép tiền chế 

Đối với nhà xưởng khung thép tiền chế thì nên kết hợp với loại sàn bê tông để đảm bảo chắc chắn. Có loại sàn bê tông desk, sàn bê tông siêu nhẹ, sàn bê tông lắp ghép. 

7.4 Có thể sử dụng khung thép tiền chế cho công trình nào?

Công trình sử dụng khung thép tiền chế có thể là để làm nhà xưởng sản xuất, công ty, văn phòng. Khung thép tiền chế hiện nay còn được ứng dụng trong những công trình thiết kế nhà xưởng, thiết kế nhà xe, tầng hầm siêu thị,... 

7.5 Nhà xây mới có nên sử dụng khung thép tiền chế

Hiện nay trong xây dựng người ta ngày một đơn giản hóa cung cách xây dựng hơn. Việc lựa chọn khung thép tiền chế cho một công trình nhà có kết cấu móng bền vững là điều vô cùng hợp lý. Vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư, dễ thi công, thời gian nhanh chóng hơn. 

8. Một số thiết kế nhà xưởng 200m2 - 800m2 hiệu quả hiện nay

Hình ảnh Công trình xây dựng khung thép tiền chế siêu thị quy mô lớn
Công trình xây dựng khung thép tiền chế siêu thị quy mô lớn
Mẫu nhà xưởng làm trung tâm thương mại 
Mẫu nhà xưởng làm trung tâm thương mại 
Mẫu nhà xưởng làm nhà máy sản xuất công nghiệp nặng
Mẫu nhà xưởng làm nhà máy sản xuất công nghiệp nặng
Mẫu nhà xưởng làm nhà máy sản xuất cơ khí
Mẫu nhà xưởng làm nhà máy sản xuất cơ khí
Nhà xưởng tiền chế làm nhà máy 
Nhà xưởng tiền chế làm nhà máy 

Hy vọng bài viết trên của BMB Steel đã cung cấp đến bạn những thông tin giá cũng như chi phí xây dựng nhà xưởng. Liên hệ với BMB Steel ngay để được tư vấn và báo giá cụ thể nhé. 

 

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm chọn nhà thầu xây dựng nhà xưởng uy tín, đạt chuẩn

BÀI MỚI NHẤT
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/10/10263/xay-dung-nha-xuong-cong-nghiep-6.jpg
4 tuần trước
Tìm hiểu quy trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp từ thiết kế, thi công đến hoàn thiện, đảm bảo chất lượng và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/10/10227/nha-lap-ghep-32.jpg
4 tuần trước
Khám phá 30 mẫu nhà lắp ghép thông minh, cao cấp chỉ từ 50 triệu đồng. Tìm hiểu về cấu tạo, lợi ích và sự khác biệt giữa nhà lắp ghép và nhà thép tiền chế.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/10/10175/thiet-ke-nha-xuong-1.jpg
1 tháng trước
Tìm hiểu về quy trình thiết kế nhà xưởng cùng BMB Steel. Báo giá dịch vụ thi công và thiết kế nhà xưởng 2024, tối ưu không gian, chi phí và đảm bảo chất lượng công trình.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/09/10139/thi-cong-nha-xuong-khung-thep-tien-che-7.jpg
1 tháng trước
Thi công nhà xưởng khung thép tiền chế với giải pháp nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, bền vững và linh hoạt. Tìm hiểu quy trình và báo giá chi tiết tại đây.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2023/09/8584/lien-ket-bu-long.png
1 năm trước
Nhà thép tiền chế được cấu thành từ nhiều cấu kiện thép khác nhau thông qua hệ thống các liên kết. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về liên kết bu lông ứng dụng trong công trình nhà thép tiền chế.
Bình luận (0)
HOTLINE
(+84) 767676170
CONTACT US
NOW