TRUYỀN THÔNG

TIN TỨC

Nhà xưởng: Tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng công nghiệp

04-05-2022

Ngày nay, khi Việt Nam ta càng phấn đấu để trở thành đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các cụm khu công nghiệp ngày càng mọc lên nhiều. Tuy nhiên, muốn đi vào thiết lập một nhà xưởng thì cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng công nghiệp do chính cơ sở pháp lý quy định. Việc này sẽ đảm bảo an toàn khi nhà máy đi vào thi công và vận hành nhà xưởng. Các tiêu chuẩn sẽ được ban hành với những nội dung cụ thể dưới đây.

1.Tiêu chuẩn để dựng nền nhà xưởng sản xuất

Theo nghị định TCVN 2737:1995 tiêu chuẩn thiết kế móng và nền nhà sẽ phải tuân theo bản vẽ kết cấu móng nhà xưởng chung nhằm đảm bảo chất lượng công xưởng, yêu cầu về máy móc công nghệ, địa hình đất đai, áp lực của xưởng lên nền móng.

Bởi vì tiến hành thiết kế nền nhà xưởng sản xuất công nghiệp trên đất yếu, cứng khác nhau nên phải có các biện pháp xử lý nền thích hợp với từng loại. Thiết kế nền nhà xưởng cần nắm vững yêu cầu về công nghệ và việc phân chia các loại đất nền theo các dạng khác nhau như:

  • Làm nền xưởng bằng bê tông: Bê tông; bê tông cốt thép; bê tông có phôi thép chịu va đập; bê tông chịu được ăn mòn axit, kiềm; bê tông atphan.
  • Sử dụng thép làm nền đất xưởng.
  • Nền xưởng được sử dụng bằng gạch xi măng.
  • Nền xưởng công nghiệp lát gỗ, chất dẻo, tấm ván.
  • Nền đất dành cho các khu đặc biệt: vị trí kho, khu chuyển hàng… cần được làm bằng phẳng, sạch sẽ. 
  • Phần mặt nền nhà xưởng phải  hệ thống tiêu nước tránh khi trời mưa.

Đồng thời đối với thiết kế nền nhà máy thép tiền chế bằng bê tông phải chia thành các tấm nhỏ có chiều dài tối đa 0,7m. Ở giữa mạch của tấm bê tông sẽ phải chèn các bi tum để khi bậy lên dễ dàng dàng hơn. 

Chưa hết những lớp lót bê tông sẽ phải có độ dày tối thiểu là 0,1m và chiều rộng của nền đạt từ 0,3 đến 0,8 m. Các thợ xây cố gắng căn chỉnh cho mặt nền phẳng, độ dốc chỉ dao động từ 1 đến 2%.

2. Tiêu chuẩn dựng móng nhà ở xưởng công nghiệp

Một trong những tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng công nghiệp tiền chế đáng được kể đến là tiêu chuẩn thiết kế móng xưởng. Nhà xưởng sẽ phải sử dụng hệ thống kỹ thuật công trình ngầm để đảm bảo phù hợp với nguyên lý của đất nền và các đặc tính tự nhiên của nền móng đang xây dựng.

2.1 Thiết kế móng về độ cao mặt móng và độ chênh lệch với mặt nền

Thiết kế nền móng xưởng công nghiệp

Trong đó, thiết kế theo những quy định chuẩn mực về độ cao mặt móng so với mặt nền và độ chênh lệch giữa chúng nữa.

  • Xét về cột cốt thép: có độ chênh lệch chiếm 0,2m.
  • Cột có khung chèn tường mang độ chênh lệch 0,5m.
  • So với cột bê tông cốt thép có độ chênh lệch 0,1m.
  • Với độ cao chân cột ở hành lang, cầu cạn đỡ các đường ống giữa các phân xưởng phải cao hơn độ cao san nền ít nhất là 0,2 m.

2.2 Thiết kế ở nền móng có rằm phân xưởng và khe co giãn

Cột dựng khu công nghiệp

Các khe phân cách ở móng dưới tường gạch, tường xây, đá hộc đều có chiều sâu đặt móng xấp xỉ bằng 15cm. Nếu xưởng cần sử dụng dầm đỡ tường nên để chúng thấp hơn mặt nền 3cm (0,03 m).

Xem thêm: Mô tả kết cấu thép là gì? Ứng dụng trong ngành xây dựng hiện nay

2.3 Thiết kế móng nhà xưởng có sức chịu nhiệt tốt

Mặt bằng nền móng

 

Với nhiều yếu tố sẽ tác động lên nền móng nhà xưởng trong quá trình đi vào hoạt động. Vì vậy nền móng cần có lớp bảo vệ vật liệu chịu được nhiệt tốt, cùng với đó là lớp chống ăn mòn nền móng nữa.

3. Tiêu chuẩn về mái và cửa mái của nhà xưởng

Trong các tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng công nghiệp thì việc thiết kế mái và cửa mái rất quan trọng, chúng cần đặt một vài tiêu chí theo yêu cầu.

3.1 Độ dốc mái nhà xưởng tùy theo vật liệu

Mái nhà ở xưởng khu công nghiệp

 

Với việc lựa chọn các vật liệu làm mái khác nhau sẽ có quy định tiêu chuẩn độ dốc mái nhà khác nhau:

  • Chất liệu là tấm lợp amiăng xi măng: có độ dốc từ 30% đến 40%.
  • Nếu là mái tôn nhà xưởng có độ dốc đạt tiêu chuẩn từ 15% đến 20%.
  • Nguyên liệu mái lợp ngói có độ dốc từ 50% đến 60%.
  • Mái lợp sử dụng nguyên liệu từ tấm bê tông cốt thép: Độ dốc từ 5% đến 8 %.

3.2 Nhà xưởng công nghiệp cần có cửa mái hay không có cửa mái

Cửa mái phù hợp ở khu công nghiệp

 

Đối với tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp có cửa mái sẽ có độ lệch 2 mái tương đối rơi vào khoảng 2,4m sẽ phải có thêm máng hứng nước và ống thoát. Rơi vào trường hợp độ lệch mái dưới 2,4m sẽ không phải cần máng hứng mưa nhưng sẽ có biện pháp gia cố phần mái ở dưới.

Các cửa mái sẽ giúp nhà xưởng có thêm ánh sáng, thông gió làm cho không khí đỡ ngột ngạt hơn. Yêu cầu các thiết kế của cửa mái bằng kính và phải lắp thẳng đứng, để tránh gây ra các va chạm làm tổn hại lên bề mặt kính. Ngoài ra, phần cửa không được sử dụng thiết bị tỏa nhiệt hơi hẩm hay chất động vì chúng sẽ không giữ được độ bền của cửa.

4. Tiêu chuẩn xây tường và vách của nhà xưởng

Vách ngăn đạt tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng công nghiệp phần trát vách và xây từng sẽ phụ thuộc vào quy mô, đặc tính và nhu cầu sử dụng của con người (một số loại như là: tường chống chịu lực, tường chèn khung…). Chúng được xây bằng gạch, đá tự nhiên, thậm chí là tấm bê tông cốt thép. 

Nếu sử dụng nhà thầu xây tường gạch thì cần có thêm một lớp chống thấm nước mưa, chống ẩm bằng cách trát lớp vữa xi măng bên ngoài với độ dày 75mm và 2cm khi hoàn thiện. Với tường ngăn phân xưởng cần dựng sao cho có thể tháo lắp, di chuyển linh hoạt.

5 .Tiêu chuẩn dựng cửa sổ và cửa đi của khu công nghiệp

Tiêu chuẩn cửa ra vào

 

Điều kiện xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế xây dựng nhà xưởng công nghiệp đối với cửa sổ và của đi như sau:

  • Cửa đi ở các lối ra vào có độ cao khoảng 2,3m ở mặt sàn và phải đóng mở được.
  • Độ cao cửa sổ lớn hơn 2,3m và phải có các khung cố định, chia chúng làm nhiều ô nhỏ khác nhau.

Chất liệu phải chắc chắn để chống bão và trường hợp va đập xảy ra.

Ngoài các tiêu chuẩn nhà xưởng công nghiệp ở trên còn một số những tiêu chuẩn về điện, về bản vẽ khác nữa. Đặc biệt những tiêu chuẩn về phong thủy sẽ rất được chủ đầu tư quan tâm tới. Một vùng đất trong thế rồng cuộn hổ ngồi sẽ là một điểm rất thu hút nhà đầu tư.

Bài viết trên BMB Steel đã đưa ra những thông tin cơ bản về tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng công nghiệp. Hy vọng với chút đóng góp nhỏ này sẽ giúp ích được cho các bạn. Hãy theo dõi mình trong các bài viết tiếp theo nhé.

BÀI MỚI NHẤT
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/10/10263/xay-dung-nha-xuong-cong-nghiep-6.jpg
1 tháng trước
Tìm hiểu quy trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp từ thiết kế, thi công đến hoàn thiện, đảm bảo chất lượng và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/10/10227/nha-lap-ghep-32.jpg
1 tháng trước
Khám phá 30 mẫu nhà lắp ghép thông minh, cao cấp chỉ từ 50 triệu đồng. Tìm hiểu về cấu tạo, lợi ích và sự khác biệt giữa nhà lắp ghép và nhà thép tiền chế.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/10/10175/thiet-ke-nha-xuong-1.jpg
1 tháng trước
Tìm hiểu về quy trình thiết kế nhà xưởng cùng BMB Steel. Báo giá dịch vụ thi công và thiết kế nhà xưởng 2024, tối ưu không gian, chi phí và đảm bảo chất lượng công trình.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/09/10139/thi-cong-nha-xuong-khung-thep-tien-che-7.jpg
1 tháng trước
Xây dựng nhà xưởng tiền chế với giải pháp nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, bền vững và linh hoạt. Tìm hiểu quy trình xây dựng và báo giá chi tiết tại đây.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2023/09/8584/lien-ket-bu-long.png
1 năm trước
Nhà thép tiền chế được cấu thành từ nhiều cấu kiện thép khác nhau thông qua hệ thống các liên kết. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về liên kết bu lông ứng dụng trong công trình nhà thép tiền chế.
Bình luận (0)
HOTLINE
(+84) 767676170
CONTACT US
NOW