TRUYỀN THÔNG

TIN TỨC

Giai đoạn thiết kế cơ sở là gì? Hồ sơ thiết kế gồm những phần nào?

10-24-2022

Khi thi công một công trình cần phải có giai đoạn thiết kế cơ sở. Hồ sơ thiết kế cơ sở gồm những gì, quy trình thẩm định ra sao? Hãy cùng BMB Steel tìm hiểu qua bài viết sau!

1. Giai đoạn thiết kế cơ sở là gì?

Theo Điều 8 Nghị định 12/2009/NĐ-CP, Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.

Giai đoạn thiết kế cơ sở rất quan trọng trong quy trình xây dựng
Giai đoạn thiết kế cơ sở rất quan trọng trong quy trình xây dựng

Như vậy, thiết kế cơ sở là một trong những phần trong thiết kế thi công; sau giai đoạn thiết kế cơ sở là đến thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ xây dựng.

2. Hồ sơ thiết kế cơ sở gồm những phần nào?

2.1 Hồ sơ thiết kế cơ sở là gì?

Hồ sơ thiết kế cơ sở là hồ sơ bao gồm toàn bộ các thông tin thiết kế cơ sở.

Trong hồ sơ thiết kế của một công trình xây dựng hoặc một dự án xây dựng gồm các bước như thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của từng công trình cụ thể mà công việc thiết kế được thực hiện theo 1 bước, 2 bước hoặc 3 bước. Nếu dự án được thiết kế 2 bước hoặc 3 bước thì sẽ có hồ sơ thiết kế cơ sở.

2.2 Hồ sơ thiết kế cơ sở gồm những phần nào

Hồ sơ thiết kế cơ sở gồm 2 phần: thuyết minh và bản vẽ.

Phần thuyết minh gồm có các nội dung sau đây:

  • Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
  • Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
  • Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
  • Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình;
  • Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
  • Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.

Phần bản vẽ gồm có các nội dung sau đây:

  • Bản  vẽ  tổng  mặt  bằng  công  trình  hoặc  bản  vẽ  bình  đồ  phương  án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
  • Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
  • Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
  • Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
Hồ sơ thiết kế cơ sở phải đầy đủ thông tin thiết kế
Hồ sơ thiết kế cơ sở phải đầy đủ thông tin thiết kế

2.3 Thẩm định thiết kế cơ sở

Khi thiết kế cơ sở được hoàn thành sẽ được đưa ra hội đồng thẩm định để đánh giá chất lượng của công trình xây dựng. Theo đó, đơn vị có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở phụ thuộc vào đơn vị chủ trì và loại hình dự án xây dựng.

Với dự án đầu tư xây dựng: phụ thuộc vào từng loại công trình xây dựng sẽ có các cơ quan chủ trì là đơn vị có quyền thẩm định, đánh giá thiết kế.

Với công trình giao thông: do Bộ Giao thông vận tải thẩm định.

Với công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình giao thông đô thị: do Bộ Xây dựng thẩm định.

Với công trình nhà máy điện, hầm mỏ, dầu khí… đơn vị chủ trì thẩm định là là Bộ Công Thương.

Với các công trình về an ninh, quốc phòng: Bộ quốc phòng và Bộ Công an sẽ thẩm định đánh giá thiết kế cơ sở.

Với các công trình thuộc đơn vị cơ sở, nằm trên địa bàn tỉnh, các cơ quan thuộc sở thị Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng của tỉnh đó,… là đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định, đánh giá thiết kế cơ sở.

Thiết kế cơ sở sẽ được các đơn vị có thẩm quyền tiến hành thẩm định
Thiết kế cơ sở sẽ được các đơn vị có thẩm quyền tiến hành thẩm định

Từ các thông tin trên có thể thấy:

  • Hồ sơ thiết kế cơ sở có thể dự đoán được tổng chi phí của một công trình chủ đầu tư cần phải bỏ ra gồm: dự toán thi công công trình, các hạng mục của dự án, chi phí quản lý, chi phí phát sinh…
  • Việc thiết kế phải đảm bảo cân đối chi phí để tổng dự toán không vượt quá tổng mức đầu tư đã được duyệt trước đó.

Trên đây là toàn bộ bài viết về các thông tin mà bạn cần biết về giai đoạn thiết kế cơ sở. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn thông tin hữu ích về lĩnh vực thiết kế nhà xưởng. Truy cập BMB Steel để đọc thêm về nhà thép tiền chế và gia công kết cấu thép.

>>> Xem thêm: 21+ mẫu thiết kế nhà xưởng nhỏ tiện lợi nhất hiện nay

BÀI MỚI NHẤT
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/11/10467/span-in-factory-construction-1.jpg
4 ngày trước
Tìm hiểu khẩu độ nhà xưởng là gì, khám phá các khái niệm khẩu độ khác, cách tính toán, ứng dụng của khẩu độ, một số lưu ý khi thiết kế và xây dựng nhà xưởng.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/10/10263/xay-dung-nha-xuong-cong-nghiep-6.jpg
1 tháng trước
Tìm hiểu quy trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp từ thiết kế, thi công đến hoàn thiện, đảm bảo chất lượng và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/10/10227/nha-lap-ghep-32.jpg
1 tháng trước
Khám phá 30 mẫu nhà lắp ghép thông minh, cao cấp chỉ từ 50 triệu đồng. Tìm hiểu về cấu tạo, lợi ích và sự khác biệt giữa nhà lắp ghép và nhà thép tiền chế.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/10/10175/thiet-ke-nha-xuong-1.jpg
1 tháng trước
Tìm hiểu về quy trình thiết kế nhà xưởng cùng BMB Steel. Báo giá dịch vụ thi công và thiết kế nhà xưởng 2024, tối ưu không gian, chi phí và đảm bảo chất lượng công trình.
https://bmbsteel.com.vn/storage/2024/09/10139/thi-cong-nha-xuong-khung-thep-tien-che-7.jpg
1 tháng trước
Xây dựng nhà xưởng tiền chế với giải pháp nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, bền vững và linh hoạt. Tìm hiểu quy trình xây dựng và báo giá chi tiết tại đây.
Bình luận (0)
HOTLINE
(+84) 767676170
CONTACT US
NOW