Nhà xưởng là nơi làm việc của hàng trăm nhân viên. Làm sao để tận dụng tối đa nhà xưởng, giúp tăng tính hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc thiết kế, bố trí mặt bằng nhà kho, nhà xưởng. Vì vậy, hãy cùng BMB Steel tìm hiểu những nguyên tắc “Vàng” trong việc bố trí mặt bằng nhà xưởng để có cách phân bổ thật hợp lý nhé!
Một trong những việc đầu tiên khi các doanh nghiệp muốn sản xuất, kinh doanh là phải chọn được địa điểm nhà kho, nhà xưởng hợp lý. Chọn vị trí và bố trí mặt bằng nhà xưởng phù hợp, thuận tiện tối ưu chi phí phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Vì vậy, khi doanh nghiệp đưa ra quyết định xây dựng nhà xưởng nên xác định rõ những vấn đề trên để chọn vị trí, địa điểm mặt bằng và bố trí chúng sao cho tối ưu việc sử dụng mặt bằng.
>>> Tham khảo: 9+ công ty xây dựng nhà xưởng công nghiệp uy tín
Thứ tự các phân xưởng được sắp xếp theo trình tự của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Sản phẩm đi qua phân xưởng nào trước thì phân xưởng đó được bố trí gần kho nguyên liệu. Phân xưởng cuối cùng mà sản phẩm phải đi qua sẽ nằm gần kho thành phẩm. Hai phân xưởng có quan hệ trực tiếp trao đổi sản phẩm cho nhau thì nên được bố trí cạnh nhau và tất nhiên để thuận lợi cho việc vận chuyển kho nguyên liệu và kho thành phẩm nên được bố trí gần nhau gần đường giao thông chính bên ngoài doanh nghiệp.
Ngay từ đầu chọn địa điểm và bố trí mặt bằng nhà xưởng sản xuất nên tính toán đến khả năng mở rộng quy mô trong tương lai.
Do nhu cầu phát triển, mở rộng quy mô dẫn đến sẽ tăng sản lượng sản xuất hoặc đưa vào thêm nhiều loại sản phẩm khác do đó sẽ cần mở rộng mặt bằng sản xuất hơn.
Sử dụng tối đa diện tích và mặt bằng đang có sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được tối đa chi phí hơn.
Hiện nay trong nhiều nhà máy đã sử dụng những băng tải trên cao làm thiết bị của kho tàng.
Khi mở rộng quy mô sản xuất hay lúc bố trí mặt bằng sản xuất phải tính đến việc thiết bị hệ thống sẽ được thay đổi và phải tính toán sao cho có thể thực hiện được những thay đổi đó mà dễ dàng mà không tốn chi phí quá cao hay làm rối loạn quy trình sản xuất.
Vận chuyển ngược chiều không những làm tăng cự ly mà còn gây ùn tắc các kênh vận chuyển.
Hy vọng với những thông tin trên đây, BMB Steel đã giúp bạn nắm vững những nguyên tắc vàng trong việc bố trí mặt bằng nhà xưởng. Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm những bản vẽ nhà xưởng, mô hình nhà kho tiền chế để chọn ra một thiết kế phù hợp với mặt bằng đã lựa chọn nhé!
>>> Xem thêm: 4 tiêu chuẩn xây dựng nhà máy thép miền nam