Hiện nay, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều đầu tư rất lớn vào chi phí thiết bị máy móc để có thể thực hiện và hoàn thành dự án công trình một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng và bảo trì đúng cách thì máy móc sẽ dễ bị xuống cấp, thậm chí là hư hỏng gây nguy hiểm tại nơi làm việc. Bài biết dưới đây, BMB đã tổng hợp các chiến lược bảo trì máy móc mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
Thiết bị máy móc là tài sản rất quan trọng của mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, chúng cần được quản lý và bảo trì một cách cẩn thận và chặt chẽ nhất để đem lại công suất hoạt động tối ưu cho dự án, công trình của doanh nghiệp.
Việc bảo trì thiết bị máy móc đúng cách sẽ đem lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp:
Trước khi thi hành quản lý bảo trì tài sản, các doanh nghiệp cần lập danh sách tất cả những thiết bị hiện có với những thông tin cụ thể như số lượng, vị trí,... Nghiên cứu kỹ hướng dẫn sử dụng của từng loại, lịch sử hoạt động để xem rằng liệu loại thiết bị đó có cần được bảo trì hay không? Việc lên danh sách như vậy sẽ giúp doanh nghiệp thống kê rõ ràng và đưa ra chiến lược quản lý thích hợp.
Tại bước này, doanh nghiệp có thể tham khảo sử dụng phần mềm quản lý vật tư CMMS (Computerized Maintenance Management System) để lưu trữ, sắp xếp danh sách thiết bị. Ngoài ra còn có thể lên kế hoạch bảo trì, sửa chữa tại đây.
Ngoài nhà cung cấp thiết bị máy móc, người sử dụng và đội ngũ bảo trì là người hiểu khá rõ về chúng. Doanh nghiệp có thể cho họ tham gia vào quá trình quản lý việc bảo trì bằng cách thu thập những thông tin mà họ phản hồi lại trong quá trình hoạt động.
Từ đó có thể xác định được thiết bị nào cần được bảo trì ưu tiên và khu vực nào dễ xảy ra sự cố trong quá trình thi công. Sau đó sẽ đưa ra và áp dụng những thay đổi cần thiết trong chiến lược quản lý bảo trì máy móc xây dựng.
Đây là một trong những bước rất quan trọng để đảm bảo cho việc quản lý bảo trì máy móc được thực hiện hiệu quả và hữu ích. Trong quá trình thiết lập danh sách kiểm tra, doanh nghiệp có thể sử dụng theo mẫu ở trên mạng và sau đó thay đổi, tùy chỉnh sao cho phù hợp với thiết bị máy móc của công ty mình. Vì mỗi thiết bị máy móc sẽ có các thông số kỹ thuật, công dụng, công suất và các yêu cầu khác nhau, nên trên danh sách kiểm tra phải thể hiện rõ chế độ bảo dưỡng, bảo trì theo từng loại máy móc riêng biệt.
Bảo trì phòng ngừa tức là phải thực hiện việc bảo trì ngay cả khi máy móc thiết bị chưa có vấn đề gì xảy ra. Điều này giúp giảm thiểu các hậu quả như chết máy đột xuất, chấn thương tại nơi làm việc hay hư hỏng tài sản.
Dựa vào danh sách kiểm tra và các yêu cầu máy móc thiết bị, người phụ trách quản lý bảo trì sẽ lên lịch trình cụ thể, phân chia và giao nhiệm vụ cho các thành viên cụ thể trong đội ngũ bảo trì. Ví dụ như ghi lại các hoạt động thường ngày của máy móc (kiểm tra rò rỉ, công suất,...) để theo dõi tiến độ và xác định xem máy móc có đang hoạt động ổn áp hay không?
Nhà sản xuất là người hiểu rõ thiết bị máy móc hơn bất kỳ ai, do đó doanh nghiệp cần tham khảo hướng dẫn sử dụng và khuyến nghị mà họ đã cung cấp. Trong đó có những mẹo khắc phục sự cố, hướng dẫn lắp đặt cũng như hướng dẫn bảo trì. Từ đó kết hợp với kế hoạch quản lý bảo trì của mình để có thể tiết kiệm chi phí và bảo trì máy móc một cách tối ưu nhất.
Việc sử dụng thiết bị đúng cách có thể tối ưu hóa hiệu suất của máy móc, cũng như giảm thiểu việc xảy ra rủi ro, sự cố trong quá trình vận hành chúng. Do đó, người sử dụng thiết bị máy móc cần được hướng dẫn và đào tạo về tất cả những thông tin chi tiết của thiết bị để trong quá trình vận hành không mắc phải những sai lầm không đáng có.
Ngoài ra đội ngũ bảo trì cũng cần được đào tạo bài bản về kiến thức. Như là cách hoạt động của máy móc, khi nào thì chúng cần bảo trì hay cách giải quyết các sự cố trục trặc máy móc.
Trên đây, BMB Steel đã tổng hợp những chiến lược quản lý bảo trì thiết bị máy móc xây dựng hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng, doanh nghiệp có thể áp dụng và mang lại công suất tối ưu cho dự án công trình. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ với chúng tôi.